Bạn đang quan tâm triều cường là gì? Hãy tham khảo nội dung bài viết bên dưới đây. Triều cường thường sẽ gây nên tình trạng ngập úng trên diện rộng, gây ảnh hưởng rất lớn đến sản xuất, kinh doanh, đời sống sinh hoạt và cả an toàn giao thông.

MỤC LỤC
1. Thuỷ triều là gì?
Trước khi tìm hiểu về triều cường, chúng ta cùng nghiên cứu qua thủy triều là gì. Theo đó thì, thủy triều chính là hiện tượng nước biển hay là nước sông thay đổi lên hay xuống theo một chu kỳ nhất định dựa trên thiên văn.
Khái niệm này hiện được hiểu đơn giản chính là cường độ mực nước thay đổi lên hoặc xuống. Cụ thể thì cụm từ thủy triều thường được cắt ra từ câu chữ như sau: “thủy” cũng có nghĩa chính là nước và “triều” là cường độ mực nước thay đổi lên xuống.
Thủy triều chính là hiện tượng nước biển có lúc dâng lên và lấn sâu vào đất liền, có lúc thì lại rút xuống, lùi ra xa.
Con người có thể quan sát được đặc điểm của thủy triều trực tiếp với bốn giai đoạn chính:
– Khi nước biển dâng lên nhanh trong vòng vài giờ có thể làm ngập các vùng tiếp giáp giữa biển và đất liền là lúc triều lên thì được gọi là ngập triều, triều lưu hay con nước lớn.
– Khi nước rút xuống những khu vực mà nó đã dâng lên trước lúc đó trong vài giờ là lúc triều xuống được gọi là triều rút hay còn được gọi là con nước ròng.
– Thời điểm mà thủy triều lớn nhất, mực nước dâng lên cao nhất trước khi mà nó rút xuống thì được gọi là triều cao hoặc triều cường.
– Cuối cùng là khi mà mực nước hạ đến mức thấp nhất thì được gọi là triều thấp (triều kém).

2. Nguyên nhân gây ra triều cường là gì
Thủy quyển thường có hình cầu dẹt nhưng bị kéo cao lên ở hai miền tạo thành hình ellipsoid. Một đỉnh của ellipsoid sẽ nằm trực diện với Mặt Trăng được gọi là miền nước lớn thứ nhất (do lực hấp dẫn tạo ra).
Ở khu vực miền nước lớn thứ hai nằm đối diện với miền nước lớn thứ nhất qua tâm của Trái Đất (do lực ly tâm tạo ra). Giữa hai lần nước lớn liên tiếp chính là thời kỳ nước ròng. Khi mà tốc độ quay của Trái Đất ổn định thì lực li tâm lớn nhất sẽ nằm ở xích đạo, nơi có bán kính quay lớn nhất.
Như thế, thủy triều chính là một hiện tượng xảy ra trong tự nhiên đem lại một vai trò to lớn dành cho con người, nhất là trong kinh tế. Khi mà mực nước thủy triều dâng lên, ở những nơi mà nó đi qua sẽ làm cho vùng đất được trở nên màu mỡ và tươi tốt. Người dân cũng có thể tận dụng để trồng hoa màu và thu lại năng suất cao. Đồng thời thủy triều khi dâng lên sẽ mang lại nguồn lợi thủy hải sản phong phú. Nhờ vậy mà ngư dân cũng tận dụng cơ hội này để có thể thu về nguồn lợi hải sản.
Bên cạnh những mặt lợi của thủy triều là những mặt xấu của hiện tượng này. Thủy triều cũng có thể sẽ gây ra các thiên tai như lũ lụt, đất ngập mặn, cản trở việc đánh bắt thủy hải sản…

3. Triều cường là gì?
– Triều cường chính là một trong 4 chu kỳ của thủy triều. Thuỷ triều sẽ có 4 chu kỳ là ngập triều (nước lớn), triều cường, triều rút (nước ròng) và cuối cùng là triều thấp.
Thời điểm mà mực nước dâng lên cao nhất đến đạt đỉnh được gọi là triều cường. Lúc này đây lực hấp dẫn từ phía mặt trăng và mặt trời có sự thay đổi khi mà Trái Đất quay vào thời điểm nhất định.
– Triều kém chính là hiện tượng thuỷ triều có dao động nhỏ nhất khi Mặt Trăng, Trái Đất cùng với Mặt Trời ở vị trí vuông góc.
4. Thời điểm xảy ra triều cường là gì
+ Hiện tượng triều cường xuất hiện phụ thuộc vào lực hấp dẫn giữa mặt trăng cùng với mặt trời với trái đất.
Triều cường xảy ra khi mà mặt trăng, mặt trời cùng trái đất nằm trên cùng một đường thẳng, đó chính là 2 thời điểm trong tháng:
– Ngày 30 và mùng 1 âm lịch: Khi này mặt trăng nằm giữa mặt trời và trái đất
– Ngày 15, và 16 âm lịch: Khi này trái đất nằm giữa mặt trăng cùng với mặt trời. Vào thời điểm này, mặt trăng và trái đất ở khá gần nhau nên lực hấp dẫn càng lớn, do vậy xảy ra hiện tượng triều cường.
Hiện tượng triều cường thường sẽ mạnh nhất là vào mùa đông, mùa hè lại là lúc triều cường yếu nhất.
+ Thời điểm xảy ra triều kém thì ngược lại: Xảy ra vào thời điểm Mặt Trăng và Trái Đất tạo một góc vuông với Mặt Trời.
5. Nguyên nhân dẫn đến triều cường là gì?
Nguyên nhân chính dẫn đến triều cường chính là sự thay đổi lực hấp dẫn. Tùy thuộc vào từng mùa mà tình trạng triều cường diễn ra mạnh yếu khác nhau.
– Mùa xuân và mùa mùa thu: Mặt Trời đến thời điểm Xuân phân và Thu phân: Trái đất, Mặt Trời, Mặt trăng vận hành tương đối cân bằng, thủy triều ở ngưỡng trung bình.
Vì vậy mà thời gian diễn ra triều cường chín là ngày 19/03 âm lịch, ngưỡng của thủy triều ở mức trung bình.
Vào mùa xuân cùng với mùa thu là thời điểm trái đất, mặt trăng và mặt trời vận hành sẽ khá cân bằng, thời tiết ít mưa hay là mưa nhỏ, thủy triều ở mức trung bình nên triều cường gần như không xảy ra. Mùa thu thì triều cường cao hơn mùa xuân do mưa nhiều hơn.
– Mùa hè: Khi Mặt Trời đến thời điểm Hạ chí (vào tháng 5 âm lịch), lúc đó thì bán cầu Bắc của Trái Đất sẽ gần bán cầu Bắc Mặt Trời hơn nên tạo ra hình thái như sau:
- Nửa cầu Bắc: Cực âm của Mặt Trời cùng với cực dương của Trái đất sẽ gần nhau hơn.
- Nửa cầu Nam: Cực dương của Mặt Trời cùng với cực âm của Trái đất cũng gần hơn. Mặt trăng sẽ vận hành theo Trái Đất nên cũng chịu ảnh hưởng mạnh mẽ, tạo nên triều cường.
Mặt Trăng và Mặt Trời sẽ có điện cực cùng chiều: Cực Bắc thì sẽ có cùng cực âm, cực Nam sẽ cùng cực dương. Vào mùa hè, hai đầu cực âm của Mặt Trời cùng Mặt trăng sẽ ở gần nhau hơn, lực đẩy yếu hơn bình thường. Mặt Trăng nằm cách xa Trái Đất hơn các mùa khác. Chính vì thế, các ngày 30, 1 và 15, 16 âm lịch mùa hè thì thủy triều yếu hơn các mùa khác.
Trên đây là những giải thích về triều cường là gì. Ngoài ra, trong bài còn nêu thêm về thủy triều, triều kém, nguyên nhân của triều cường. Nếu còn vấn đề khác cần hỗ trợ bạn liên hệ Trung tâm sửa chữa điện lạnh – điện tử Limosa qua HOTLINE 1900 2276 nhé.
