Trào phúng nếu xét theo nghĩa từ nguyên là dùng lời lẽ bóng bẩy, kín đáo dùng để cười nhạo, mỉa mai kẻ khác… Vậy thì văn trào phúng là gì? Nghệ thuật hay thơ trào phúng là gì? Mời bạn cùng tìm hiểu về thể loại này tại bài viết bên dưới.

1. Trào phúng là gì?

Trào phúng theo tiếng Pháp là “satire”, có nghĩa là dùng các lời lẽ dù rất kín đáo và bóng bẩy. Sự kín đáo nhưng vẫn ẩn chứa yếu tố cười nhạo, phóng đại, mỉa mai, châm biếm… Mục đích để phê phán những điều tiêu cực, lỗi thời, xấu xa trong xã hội. Đây cũng chính là một nguyên tắc phản ánh nghệ thuật.

Trong lĩnh vực văn học, trào phúng thường sẽ gắn liền với phạm trù mỹ học. Hiện nay, Văn học trào phúng sẽ bao hàm khá rộng những lĩnh vực khác nhau… mang lại tiếng cười, sự châm biếm và đả kích, được ví là vũ khí sắc bén để đấu tranh với kẻ thù.

Trào phúng

2. Văn học trào phúng là gì?

Trong văn học Việt Nam đa dạng có một thể loại văn học rất độc đáo,  đặc sắc và rất “đời”. Đó chính là văn học trào phúng. Thể loại văn học trào phúng này từ lâu đã xuất hiện trong lịch sử văn học của dân tộc ta nhưng phải đến cuối thời kỳ trung đại, nhất là vào khoảng thời gian giữa thế kỷ 19, thì văn trào phúng mới thực sự phát triển đủ mạnh để hình thành một nhánh riêng trong văn học.

Với các điểm khác biệt trong lối hành văn, những nét đặc thù độc đáo, dòng văn trào phúng đã tạo nên một nét chấm phá rất riêng biệt, đồng thời góp tiếng nói mạnh mẽ vào sự phát triển của nền văn học nước nhà.

Giai đoạn cuối thế kỷ 19 đến đầu thế kỷ 20 chính giai đoạn quan trọng nhất trong sự phát triển vượt bậc của thể loại văn học trào phúng ở Việt Nam. Đây cũng chính là khoảng thời gian mà nền văn học nước nhà có được nhiều tác phẩm văn trào phúng xuất sắc nhất và có ý nghĩa đến tận bây giờ.

Theo đó, trong giai đoạn có thể nói là đỉnh cao nhất của dòng văn trào phúng, có đến hàng trăm bài văn được xuất bản. Các tác phẩm này đều diễn tả lại chính xác bối cảnh lịch sử, xã hội, văn hóa, con người lúc bấy giờ bằng ngòi bút tinh tế và sắc sảo.

Trào phúng là gì

3. Nghệ thuật trào phúng là gì?

Nghệ thuật trào phúng trước giờ luôn được đánh giá rất cao về giá trị thực tiễn. Bời vì những giá trị mà nó mang lại cho xã hội và con người. Vậy nghệ thuật trào phúng là gì?

Theo định nghĩa ở trong cuốn Từ điển thuật ngữ văn học, thì loại hình nghệ thuật trào phúng được định nghĩa đại ý là: Trào phúng là một loại hình nghệ thuật đặc biệt trong sáng tác văn học và đồng thời nó cũng là một nguyên tắc để phản ánh cho nghệ thuật.

Trong đó những yếu tố như tiếng cười mỉa mai, lối nói phóng đại, châm biếm, khoa trương, hài hước… thường được sử dụng với mục đích là để chế nhạo, tố cáo, lên án chỉ trích, phản kháng những cái tiêu cực, lỗi thời, điều xấu xa, độc ác trong xã hội hiện thực.

4. Thơ trào phúng là gì?

Thơ trào phúng được biết đến là thể thơ, người viết xây dựng tiếng cười để củng cố lại tình cảm, tư tưởng để con người chống lại được những thoái hóa, lạc hậu, đả kích và vạch mặt kẻ thù. Loại thơ trào phúng thường đánh vào hành động và tư tưởng mang bản chất thù địch với con người.

Thơ trào phúng còn vạch ra rõ giữa mâu thuẫn của sự vật cùng với cái bên ngoài hay bên trong. Nhờ thế mà người đọc có thể dễ dàng nhận thấy sự mỉa mai và châm biếm. Lối thơ cũng được sử dụng thường xuyên là chơi chữ, so sánh, phóng đại… Thơ trào phúng có hai loại:

  • Thơ đả kích: Việc dùng tiếng cười nhằm mục đích vạch trần mặt nạ của kẻ thù sẽ có sức công phá mãnh liệt.
  • Thơ châm biếm: Đây là lối thơ hài hước nhưng lại bao hàm cả việc phê phán, nhằm mục đích giáo dục con người và xã hội bằng tiếng cười nhẹ nhàng, dí dỏm nhưng sâu sắc.

5. Đặc điểm của trào phúng

Trào phúng thường sẽ gắn liền với những cung bậc hài hước, châm biếm.

Văn học trào phúng thường bao hàm một lĩnh vực khá rộng cùng các cung bậc cái hài khác nhau như: tiểu thuyết,  truyện tiếu lâm, truyện cười…từ vở hài kịch đến thơ trào phúng.

Vì yêu cầu của thực tế đấu tranh xã hội nên đã tách ra thêm phần châm biếm. Loại này như một vũ khí sắc bén, nhưng vẫn không đồng nhất với trào phúng.

Vào thời cổ đại, thì trào phúng trong lí luận củ văn học truyền thống còn được coi là như một dạng của trữ tình, để con người có thể bộc lộ thái độ ở bên trong.

Vào thế kỉ XIX, theo L.I. Ti-mô-phê-ép, thể loại trào phúng thường rất đặc biệt với các sáng tác văn học, bởi vì nó gần gũi với trữ tình, sử thi và kịch

6. Một vài nhà văn tiêu biểu với văn học trào phúng tại Việt Nam

  • Nam Cao

Nam Cao (1915 – 1951) chính là bút danh của nhà văn – nhà báo – liệt sĩ Trần Hữu Tri. Những tác phẩm tiêu biểu của ông được nhắc đến nhiều nhất: Lão Hạc, Chí Phèo, Một bữa no, Trẻ con không được ăn thịt chó…

  • Ngô Tất Tố

Ngô Tất Tố sinh năm 1893 tại mảnh đất kinh kỳ, đây là nơi hội tụ rất nhiều những ngôi sao sáng trong văn học. Một số tác phẩm tiêu biểu nhất của ông là: Tắt đèn, Tập án gia đình, Lều chõng, Việc làng… Ngô Tất Tố chính là một trong các nhà văn được chứng kiến khoảnh khắc giao thời của đất nước từ chế độ phong kiến sang chế độ nô lệ tư bản.

  • Nguyên Hồng

Nguyên Hồng (1918 – 1982). Ông có tên khai sinh của ông là Nguyễn Nguyên Hồng, quê ở thành phố Nam Định. Nguyên Hồng là nhà văn tài ba, với lối văn truyền cảm nhẹ nhàng nhưng vẫn có khả năng phản ánh được hiện thực thực tế trong cuộc sống. Ông sở hữu các tác phẩm nổi bật như: Bỉ vỏ, Ngày thơ ấu, Cửa biển…

Như vậy, chúng ta đã cùng tìm hiểu qua trào phúng là gì. Trong bài còn mở rộng thêm kiến thức về văn học trào phúng, thơ trào phúng, nghệ thuật trào phúng. Nếu còn chia sẻ kiến thức khách mời bạn liên hệ Trung tâm sửa chữa điện lạnh – điện tử Limosa qua HOTLINE 1900 2276 nhé.

Đánh Giá
hotline