Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi ông Võ Văn Hiếu – Giám đốc kỹ thuật của Trung tâm sửa chữa điện lạnh – điện tử Limosa.
Khi thi công thiết kế các công trình có rất nhiều sự lựa chọn cho việc lắp đặt trần. Trong đó có chất liệu bê tông. Vậy các bạn đã bao giờ tìm hiểu trần bê tông dày bao nhiêu chưa? Nếu chưa, hãy tham khảo bài viết sau đây của Trung tâm sửa chữa điện lạnh – điện tử Limosa. Hy vọng các bạn sẽ tìm được câu trả lời cho riêng mình về trần bê tông và thiết kế sao cho phù hợp nhất.

MỤC LỤC
1. Trần bê tông là gì?
- Trần bê tông được cấu tạo từ một lớp bề mặt bê tông ở giữa cấu trúc của mái và sàn của tầng trên. Căn cứ vào vị trí của từng phòng mà gia chủ sẽ thiết kế trần bê tông phù hợp theo phong cách riêng biệt.
- Đây là sản phẩm từ quá trình pha trộn giữa các nguyên liệu xây dựng như xi măng, sỏi, đá, cát. Sau khi có hỗn hợp pha trộn này sẽ được đổ lên trên hệ thống cốt thép, khi lớp hỗn hợp khô lại sẽ kết nối chặt chẽ, bền chặt, gọi là bê tông.
- Trần bê tông có các ưu điểm về đa dạng thiết kế khác nhau, có khả năng cách âm, cách nhiệt và chống lại được những tác động từ môi trường. Với chất liệu chắc chắn, trần bê tông giúp chịu được một trọng lượng khá lớn từ những tầng bên trên mà vẫn đảm bảo an toàn.

2. Tại sao cần phải biết trần bê tông dày bao nhiêu?
- Trần nhà là một trong những bộ phận quan trọng khi khách hàng thiết kế ngôi nhà. Việc tính toán như thế nào để giúp cho trần nhà có độ cao hợp lý và có độ dày thích hợp là một yếu tố cần xem xét. Trần nhà không chỉ giúp che mưa che nắng mà còn giúp đảm bảo chịu đựng được trọng lượng của các tầng phía trên. Vì vậy, việc tính toán để có được bề dày của trần nhà cũng sẽ giúp cho các bạn có một không gian sống thoải mái và an toàn hơn rất nhiều.
- Thông thường, nếu xây nhà cấp 4 thì trần nhà phải được thiết kế để chịu tải trọng của toàn bộ phần mái nhà nếu mái nhà của bạn là mái thái, mái nhật hay mái ngói, mái lệch. Nếu xây nhà cao tầng thì trần nhà phải chịu được sức nặng của các tầng phía trên, dầm, cột nhà đè xuống. Vì vậy, để trần nhà không bị nứt, thì bạn phải biết rõ trần bê tông dày bao nhiêu là hợp lý.
- Nhiều gia đình có trẻ em hoặc mọi người sinh hoạt phía trên tầng khác, biết được độ dày của trên bê tông sẽ giúp thiết kế trần có độ cách âm, cách nhiệt tốt hơn. Âm thanh giữa các phòng và các tầng không bị ảnh hưởng lẫn nhau. Ngoài ra, khi các trần nhà hấp thụ nhiệt từ bên ngoài thì với độ dày trần bê tông hợp lý cũng sẽ giúp tản nhiệt tốt hơn rất nhiều.
- Trong một số trường hợp như cháy, hay mưa bão thường xuyên thì nếu xây dựng trần bê tông với bề dày hợp lý sẽ giúp chống thấm, chống cháy tốt hơn. Vì vậy, những người thi công xây dựng thường rất chú ý đến độ dày trần bê tông để đảm bảo an toàn cho gia chủ trong suốt thời gian sinh sống trong ngôi nhà.
3. Trần bê tông dày bao nhiêu
Khi các bạn đã hiểu rõ được tầm quan trọng của việc tính toán để có bề dày trần bê tông hợp lý thì có thể bắt tay vào xây dựng. Theo tính toán thì bề dày của trần bê tông thường nằm trong khoảng từ 100 – 150mm. Tuy nhiên, không phải ngôi nhà hay công trình nào cũng sẽ rập khuôn theo thông số trần nhà này. Các bạn cần tham khảo những lời khuyên từ kiến trúc sư để họ dựa vào diện tích, kết cấu, thiết kế của ngôi nhà và giúp bạn điều chỉnh bề dày trần bê tông cho thích hợp và đảm bảo sự chắc chắn.

4. Quy trình để tạo ra mẫu trần nhà bê tông chuẩn
Để thi công trần bê tông có độ dày phù hợp thì cần đến sự chính xác, cẩn thận của người thi công và phải tuân theo quy trình chuẩn đã được kiểm định chất lượng trước đó, chi tiết như sau:
- Đầu tiên, bạn cần thiết lập ván khuôn cho trần nhà. Ván khuôn nên được thi công bởi thợ lành nghề và nên chọn những ván gỗ có độ thẳng, không bị mục nát, mối mọt thì khi thi công đổ bê tông trần mới có độ mịn và đảm bảo sự chắc chắn.
- Tiếp theo, bạn tạo kết cấu kiên cố cho trần nhà bê tông bằng cách sử dụng thép quấn vào thành khuôn vì khi đổ trần bê tông xong, các thợ chỉ tháo dỡ các tấm ván cốp pha và họ sẽ giữ lại phần thép để đảm bảo chắc chắn cho toàn bộ kết cấu của ngôi nhà.
- Cuối cùng, bạn tiến hành đổ trần bê tông. Trước khi bê tông đông cứng lại, bạn nên có thiết kế theo ý mình muốn hoặc báo với người thi công để họ tạo hình theo ý muốn. Khi đổ bê tông xong, thường sẽ phải phủ thêm một lớp vữa giúp tạo tính thẩm mỹ, độ nhẵn bóng cho trần nhà của bạn.
Hy vọng những thông tin trong bài viết trên đây đã giúp cho bạn có cái nhìn rõ nét hơn về trần bê tông dày bao nhiêu. Nếu bạn muốn được tư vấn kỹ hơn về vấn đề này, có thể liên hệ Trung tâm sửa chữa điện lạnh – điện tử Limosa qua số HOTLINE 1900 2276. Chúng tôi sẽ tư vấn sâu hơn và đưa ra những lời khuyên hữu ích.
