Bạn đang mong muốn tìm hiểu về những dấu ấn lịch sử hào hùng của dân tộc ta dưới thời người anh hùng áo vải Nguyễn Huệ tại vùng đất Bình Định nhưng chưa biết đến nơi nào. Hãy cùng Trung tâm sửa chữa điện lạnh – điện tử Limosa tìm hiểu và về lịch sử của bảo tàng Quang Trung cũng như thuyết minh về bảo tàng Quang Trung. Cùng chúng tôi đi ngược dòng thời gian để chứng kiến tinh thần thép, ý chí chiến đấu kiên cường bất khuất của những chiến binh trong Nghĩa quân Tây Sơn.

MỤC LỤC
1.Giới thiệu đôi nét về bảo tàng Quang Trung
Bảo tàng Quang Trung là một trong những bảo tàng lịch sử rất nổi tiếng của vùng đất Bình Định liên quan đến cuộc khởi nghĩa Tây Sơn – một cuộc nổi dậy giải phóng dân tộc thành công nhất ở nước ta từ xưa đến nay nhằm lưu giữ những hiện vật lịch sử ngày xưa nên bảo tàng được xây dựng trên quê hương của vị anh hùng dân tộc bất khuất này.
Bảo tàng Quang Trung được đặt tên theo người anh hùng áo vải Quang Trung – Nguyễn Huệ là thủ lĩnh của cuộc khởi nghĩa Tây Sơn vào thế kỷ 18. Nơi đây không chủ lưu giữ những hiện vật lịch sử liên quan đến cuộc khởi nghĩa mà còn lưu giữ cả hài cốt của ba anh em họ Nguyễn đó chính là Nguyễn Nhạc, Nguyễn Huệ và Nguyễn Lữ được nhân dân đặt cho cái tên là Tây Sơn Tam Kiệt.
Thêm vào đó nếu có kế hoạch tham quan bảo tàng Quang Trung thì bạn có thể kết hợp tham quan với nhiều địa điểm du lịch khác như: khu du lịch Hầm Hô, Tháp bánh ít, Tháp đôi, chùa Thiên Hưng hoặc Đàn tới trời đất.
Vào năm 1978 tức thế kỷ XX thì bảo tàng đã được xây dựng và khánh thành, chào đón nồng nhiệt khách du lịch tham quan với khuôn viên gần 95.000 mét vuông. Xây dựng theo kiểu kiến trúc vừa cổ kính vừa mang nét hiện đại nhưng vẫn thể hiện được tinh thần trang nghiêm, hài hòa với phong cảnh xung quanh. Đến năm 1979 thì khu điện thờ Tây Sơn Tam Kiệt, cây me và giếng nước của bảo tàng được xếp vào hạng di tích quốc gia.

2.Cấu trúc của bảo tàng
2.1.Không gian bên trong
Bảo tàng Quang Trung Bình Định có 9 phòng trưng bày tất cả và có lối kiến trúc vừa hiện đại vừa cổ kính kết hợp với đó là mái ngói lợp âm dương tráng men như một ngôi đình hay tương tự như một ngôi chùa của người Việt từ thế kỉ 18. Nhà bảo nhà trưng bày sẽ có 9 gian với hơn 11.000 tài liệu được trưng bày để khách du lịch có thể tham khảo các giai đoạn phát triển của cuộc khởi nghĩa Tây Sơn và hoàng đế Quang Trung từ năm 1788 đến năm 1792.
Bảo tàng Quang Trung được thiết kế với bố cục vô cùng cân đối, tỏa tròn ra tứ phương và tụ lại tại một điểm chính giữa nơi đặt tượng đài của người anh hùng áo vải Quang Trung.
Trước sân của bảo tàng có một cổng tam quan, có bia đá ghi lại những công lao to lớn của vị anh hùng Quang Trung đối với dân tộc ta bằng chữ quốc ngữ. Còn phần chính điện sẽ được chia thành ba gian khác nhau: gian giữa thờ Nguyễn Huệ và gian hai bên thời lần lượt là Nguyễn Nhạc và Nguyễn Lữ. Hai đầu hồ điện đặt bàn thờ các văn thần và văn võ sĩ
2.2.Đền thờ Tây Sơn Tam Kiệt
Hiện nay đền thờ Tây Sơn Tam Kiệt và các danh tướng thân cận nằm trong danh sách quần thể bảo tàng. Việc xây dựng đền thờ chính thức đã được khởi công vào năm 1958 với sự chung tay của đông đảo người dân Bình Định và hoàn thành vào năm 1960. Ngay bên trên ngôi nhà cổ của ba người con Tây Sơn với diện tích lên đến 2325 m2.
Theo như ghi chép của các nhà sử học giá trị của Tây Sơn Tam Kiệt không phải ở kiến trúc mà là giá trị lịch sử và tính nhân văn. Bất chấp sự báo thù của nhà Nguyễn, người dân Tây Sơn vẫn tỏ lòng biết ơn, tưởng nhớ đến ba vì anh hùng nên đã xây dựng ngôi nhà chung trên chính ngôi nhà cũ của ba anh em. Sau này bí mật thờ cúng Tây Sơn Tam Kiệt bên cạnh thành hoàng làng thì đình đã bị phá. Nhưng người dân không bỏ cuộc mà tiếp tục xây miếu đổ, dựng lại thành điện và xây đền thờ để có thể thể hiện lòng tri ân cũng như tưởng nhớ đến công đức của các bậc anh hùng dân tộc.
2.3.Cây me và giếng nước
Hiện nay, trong khu vườn nhà cũ của gia đình vua Quang Trung vẫn còn lưu giữ 2 di tích văn hóa vô cùng quý giá đó chính là giếng nước xưa và cây me cổ thụ. Theo tuyên truyền, hai di tích này đã có từ hồi thân sinh của ba anh em nhà Tây Sơn.
Giếng nước cổ nằm bên phải của điện Tây Sơn Tam Kiệt và có đường kính khoảng 0,9 m. Giếng ban đầu được xây dựng bằng đá ong và không sâu như ngày nay bởi sau này nhân dân ta đã trùng tu lại để làm giếng chung cho cả dân làng.
Kế bên trái điện đó chính là cây me cổ thụ to lớn, tạo bóng mát cả một góc vườn, chu vi của gốc cây lên tới 3,5 m.

Thông qua bài viết thuyết minh về bảo tàng Quang Trung của Trung tâm sửa chữa điện lạnh – điện tử Limosa bạn đã có thể đi ngược dòng lịch sử, thấy được khi thấy chiến đấu hào hùng và ý chí vô cùng kiên trung bất khuất của những người anh hùng dân tộc. Cảm ơn bạn đã đón đọc bài viết của chúng tôi!
