Hiến máu là một hoạt động tình nguyện ý nghĩa rất được khuyến khích trong xã hội hiện nay. Tuy nhiên, không phải ai cũng có thể hiến máu, cũng tùy thuộc vào điều kiện sức khỏe của mỗi người, đặc biệt là phụ nữ. Liên quan đến vấn đề này, Trung tâm sửa chữa điện lạnh – điện tử Limosa muốn giải thích cho bạn biết tại sao có kinh không được hiến máu ở phụ nữ. Từ đó bạn sẽ có thêm thông tin sức khỏe trước khi tham gia hiến máu.

MỤC LỤC
1. Kỳ kinh nguyệt ở phụ nữ mất bao nhiêu máu?
- Để biết tại sao có kinh không được hiến máu thì bạn cần tìm hiểu về chu kỳ kinh nguyệt của phụ nữ trước. Chu kỳ kinh nguyệt bình thường của một người phụ nữ là từ 3 đến 7 ngày. Tùy theo cơ địa mỗi người và thời gian hành kinh mà lượng máu mất đi sẽ khác nhau. Trung bình một người phụ nữ mất đi khoảng 30 – 40ml máu trong những ngày này, nhiều nhất là 80 ml máu. Trong đó, lượng máu chỉ chiếm 36%, còn lại là chất nhầy cổ tử cung và niêm mạc tử cung.
- Ngoài ra, bạn cũng có thể tự đo được lượng máu mất đi trong kỳ kinh nguyệt bằng cốc nguyệt san. Bạn dùng cốc nguyệt san bằng silicon, đưa vào âm đạo để chứa máu kinh nguyệt. Trên cốc có chia vạch để giúp xác định lượng máu. Cốc nguyệt san có thể chứa được 20-40ml máu tùy theo thiết kế của cốc.

2. Tại sao có kinh không được hiến máu?
- Trong thông tư của Bộ Y tế, không đề cập đến việc phụ nữ trong thời gian hành kinh không được hiến máu. Tức là bạn vẫn có thể tham gia hiến máu nếu có sức khỏe tốt. Tuy vậy, các bác sĩ khuyến cáo phụ nữ không nên hiến máu trong giai đoạn này. Vì trong thời kỳ kinh nguyệt, cơ thể phụ nữ đang mất đi một lượng máu. Nếu hiến máu sẽ dẫn đến mất đi một lượng máu nhiều hơn bình thường. Bạn có thể sẽ bị chóng mặt, run chân tay, suy nhược và ngất xỉu. Một số cơ địa phụ nữ lúc hành kinh có những triệu chứng phụ đi kèm như đau bụng, mệt mỏi nên hiến máu sẽ không phù hợp. Đó là lý do 2 tại sao có kinh không được hiến máu.
- Sau khi kết thúc kỳ kinh nguyệt 7 ngày, bạn có thể hiến máu lại bình thường. Không nên hiến máu khi vừa hết kỳ kinh vì lúc đó lượng máu chưa được phục hồi hoàn toàn. Ngay cả trước khi chuẩn bị có kinh 7 ngày, bạn cũng không nên hiến máu.
- Dù được khuyến cáo là không nên hiến máu trong chu kỳ kinh nguyệt, nhưng nếu bạn vẫn muốn tham gia hiến máu thì có thể cân nhắc về điều kiện, đặc thù công việc, xem công viêc của bạn có yêu cầu phải tỉnh táo hay không. Ngoài ra, nên tham khảo và khám sơ lược với bác sĩ trước để có những lời khuyên hữu ích. Nếu hiến máu trong chu kỳ hành kinh thì mức 250ml là an toàn cho phụ nữ.
3. Thức ăn giúp bổ máu khi hiến máu vào ngày kinh nguyệt
Trường hợp bạn phải hiến máu vào những ngày “đèn đỏ”, bạn nên bổ sung những thực phẩm có chứa nhiều sắt và vitamin C, axit folic giúp tăng cường hấp thụ sắt. Một số thực phẩm giàu sắt bao gồm: Rau xanh đậm, thịt bò, gan động vật, cá ngừ, sữa, nho khô. Thực phẩm giàu vitamin C và axit folic như: Hải sản, trứng gà, quả mọng nước, đậu, hạt ngũ cốc… Thực phẩm chức năng cũng có thể giúp bổ sung sắt và axit.

4. Các trường hợp không nên hiến máu
- Bạn đã biết tại sao có kinh không được hiến máu, ngoài ra bạn cũng nên tìm hiểu những trường hợp khác cũng không nên đi hiến máu. Cụ thể như sau:
- Người dưới 18 tuổi và quá 60 tuổi.
- Nữ dưới 42kg và nam dưới 45kg.
- Người mắc bệnh cấp tính hoặc mạn tính về hô hấp, thần kinh, tiêu hóa, nội tiết, gan mật, máu, dị ứng nặng
- Người có tiền sử cấy ghép nội tạng, nghiện ma túy, khuyết tật nặng, nghiện rượu,.
- Người mắc các bệnh lây truyền qua máu như: HIV, viêm gan C, B
- Một số trường hợp khác cần trì hoãn việc hiến máu như:
- Phụ nữ đang mang thai, sinh con hoặc chấm dứt thai kỳ
- Những người khỏi bệnh sau khi đã mắc giang mai, sốt rét, lao, uốn ván, viêm màng não, viêm não.
- Những người kết thúc tiêm phòng bệnh dại hoặc truyền máu, truyền chế phẩm từ máu.
- Những người xăm trổ trên da, bấm lỗ tai hoặc bấm lỗ các vị trí khác trên cơ thể.
- Những người phơi nhiễm với máu và dịch của người có nguy cơ hoặc đang mắc bệnh lây truyền qua đường máu.
- Những người vừa khỏi bệnh sau khi đã mắc quai bị, sởi, viêm đường tiết niệu, viêm phổi, viêm phế quản, viêm da nhiễm trùng.
- Những người vừa khỏi bệnh sau khi đã mắc nhiễm trùng máu, viêm tắc tĩnh mạch, viêm tắc động mạch, thương hàn, viêm tủy.
Hy vọng với những thông tin chia sẽ trên đây về tại sao có kinh không được hiến máu ở phụ nữ đã giúp bạn hiểu rõ hơn những lý do nếu muốn hiến máu. Các bạn nên cân nhắc về sức khỏe cá nhân và tham khảo ý bác sĩ nếu muốn hiến máu trong giai đoạn này. Đọc thêm những bài viết của Trung tâm sửa chữa điện lạnh – điện tử Limosa trên trang Limosa.vn nhé.
