Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi ông Võ Văn Hiếu – Giám đốc kỹ thuật của Trung tâm sửa chữa điện lạnh – điện tử Limosa.
Việc sản xuất để hoàn thiện một cây cột bê tông dự ứng lực thì cần phải trải qua được rất nhiều công đoạn bắt đầu từ khâu làm khuôn thép, kéo căng thép, đổ bê tông cho đến quay ly tâm… Mỗi một công đoạn đều sẽ được kiểm soát một cách vô cùng chặt chẽ từ khâu nguyên liệu đầu vào cho đến quy trình sản xuất để tạo ra được thành phẩm. Dưới đây Trung tâm sửa chữa điện lạnh – điện tử Limosa sẽ chia sẻ quy trình sản xuất cột bê tông dự ứng lực chi tiết cho bạn.

MỤC LỤC
1. Tổng quát sơ bộ về cột bê tông dự ứng lực
Trước khi tìm hiểu quy trình sản xuất cột bê tông dự ứng lực thì bạn cần nắm rõ về loại cột bê tông này.
Theo đó, cột bê tông ly tâm dự ứng lực hay còn gọi là cột bê tông cốt thép ly tâm là một loại cột được sản xuất theo tiêu chuẩn mới TCVN 5847;2016. Do Hội Bê tông Việt Nam biên soạn, Bộ Xây dựng đề nghị, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng thẩm định, Bộ Khoa học và Công nghệ công bố. TCVN 5847:2016 thay thế cho TCVN 5847:1994 và TCVN 5846:1994.
Hiện nay ở trên thế giới có các loại cột bê tông sử dụng trong truyền tải điện, viễn thông, chiếu sáng… đều được sản xuất, theo công nghệ bê tông ứng lực. Nhờ nó có những ưu điểm rất vượt trội về mặt kết cấu, độ bền và giá thành hợp lý.
2. Cọc bê tông dự ứng lực là gì ?
Cọc bê tông dự ứng lực chính là một loại cọc được người ta sản xuất trên dây chuyền, bảo dưỡng ở trên dây chuyền và nó được thực hiện hoàn toàn ở trong nhà máy. Cọc bê tông ly tâm dự ứng lực bao gồm có hai loại hình dạng: cọc tròn và cọc vuông, mác của cọc bê tông ly tâm sẽ từ 500 trở lên. Cọc bê tông dự ứng lực sẽ được sản xuất bằng phương pháp quay ly tâm có cấp độ bền chịu nén của bê tông từ B40 đến B60.
Chiều dài và bề dày của thành cọc sẽ tùy thuộc vào đường kính ở ngoài của cọc. Cọc sẽ được sử dụng ở trong trường hợp nền địa chất không có các chướng ngại vật như đất ruộng hoặc đất mới vừa san lấp.
Việc thi công để thi công cọc có thể dùng nhiều phương pháp như cọc hạ bằng búa, máy ép, phương pháp xoắn hoặc là phương pháp xói nước. Cọc ly tâm dự ứng lực sẽ có thể cắm sâu hơn rất nhiều so với cọc bê tông cốt thép bình thường nên bạn hãy tận dụng được khả năng chịu tải của đất nền do đó mà số lượng của cọc trong một đài sẽ ít, việc bố trí và thi công cũng sẽ trở nên dễ dàng, tiết kiệm hơn cho chi phí xây dựng đài móng.

3. Quy trình sản xuất cột bê tông dự ứng lực
Dưới đây là quy trình sản xuất cột bê tông dự ứng lực chi tiết:
- Cột bê tông dự ứng lực sẽ được người ta sản xuất theo công nghệ thép được kéo ứng suất trước sự kết hợp với quay ly tâm bê tông mác cao để tạo ra được cột bê tông. Toàn bộ thép để sản xuất cột bê tông dự ứng lực sẽ được nhập khẩu từ nước ngoài.
- Sau khi thép đã được nhập về tới xưởng sẽ tiến hành để kiểm tra, thử nghiệm thép có đạt tiêu chuẩn để sản xuất thì mới được đưa vào để sử dụng. Thép sẽ được cuộn tròn lại và sau đó thì công nhân sẽ dùng máy cắt thép để cắt theo độ dài đã được quy định trước đó.
- Cắt thép xong các công nhân sẽ phải thực hiện bước tán hai bên đầu của thanh thép để giúp cho căng lực. Sau đó, họ sẽ phải dùng máy để căn chỉnh khuôn thép đều và căng lực sơ bộ.
- Hoàn thiện được bộ khung thép xong. Công nhân sẽ phải bắt đầu dùng sắt cấu tạo quấn quanh từ đầu đến cuối cột và cố định lại thật chắc chắn.
- Sau khi công nhân đã gia công xong lồng thép. Họ sẽ đưa nó vào khuôn căng lực sơ bộ rồi mới đổ bê tông. Sau khi đã nạp được bê tông đầy đủ. Công nhân sẽ tiến hành để đậy nắp khuôn ở phần trên và siết chặt lại lông rồi mới đưa vào bệ căng lực.
- Khi đã căng lực xong, cột bê tông sẽ được đưa sang dàn quay ly tâm khoảng từ 15-17 phút.
Việc tiến hành quay ly tâm sẽ được chia làm 3 giai đoạn.
Giai đoạn 1: Là sẽ quay cột bê tông dự ứng lực với một tốc độ chậm để có thể được rải đều.
Giai đoạn 2: Sẽ có tốc độ quay lớn để cho bê tông được ép vào thành khuôn. Vì vậy mà ở giữa cột sẽ có độ rỗng.
Giai đoạn thứ 3: Là sẽ quay vắt nước với tốc độ khoảng 1.000-1.200 vòng/phút
- Khi quá trình quay ly tâm đã hoàn thành. cột dự ứng lực sẽ được đưa qua cho bộ phận sấy, hấp hơi trong vòng khoảng 4-6 giờ. Để làm cho cọc bê tông đông kết nhanh hơn và đảm bảo được chất lượng ở bề mặt thật nhẵn bóng.
- Sau khi đã tháo khuôn ra, công nhân sẽ phải đo độ dài, đường kính của cột. Trám bê tông vào trong đáy cột. Kiểm tra kĩ độ nứt vỡ của cột. Công tác kiểm tra chất lượng của cột là cực kỳ quan trọng, cột nào đảm bảo chất lượng tốt mới được chuyển ra khu vực kho bãi, còn các cột không đảm bảo được chất lượng sẽ được đập bỏ luôn.
- Sau khi đã kiểm tra cột đảm bảo tiêu chuẩn tốt thì sẽ được đưa ra bãi xếp theo lô phân theo chủng loại từng loại cột. Mỗi lô sẽ được xếp thành rất nhiều tầng, số tầng của nó sẽ phụ thuộc vào tải trọng của cột và mác bê tông cột. Giữa các tầng và kể cả tầng sát đất cần phải kê gỗ.
- Cột bê tông dự ứng lực sẵn sàng có tại kho bãi sẽ được chuẩn bị để giao tới chân công trình của khách hàng.

Trên đây bạn đã hiểu rõ về quy trình sản xuất cột bê tông dự ứng lực mà Trung tâm sửa chữa điện lạnh – điện tử Limosa chia sẻ. Nếu còn vấn đề cần giải đáp, liên hệ ngay tới số HOTLINE 1900 2276 của Limosa để chúng tôi nhanh chóng tư vấn chi tiết, đầy đủ và chính xác cho bạn.
