Truyện ngắn Chiếc thuyền ngoài xa là một bức tranh hiện thực đầy màu sắc về cuộc sống của những cư dân vùng biển, đem lại nhiều cảm xúc trong lòng người đọc. Hãy cùng Trung tâm sửa chữa điện lạnh – điện tử Limosa tìm hiểu về bài phân tích truyện ngắn Chiếc thuyền ngoài xa của tác giả Nguyễn Minh Châu trong bài viết này nhé.

Trung tâm sửa chữa điện lạnh – điện tử Limosa
Trung tâm sửa chữa điện lạnh – điện tử Limosa

1.Dàn ý phân tích truyện ngắn Chiếc thuyền ngoài xa

Mở bài

Giới thiệu đôi nét về nhà văn Nguyễn Minh Châu.

Giới thiệu về tác phẩm Chiếc thuyền ngoài xa.

Thân bài

Khái quát về tác phẩm

Truyện ngắn “Chiếc thuyền ngoài xa” được rút trong tập truyện ngắn cùng tên của nhà văn Nguyễn Minh Châu (1987).

Hai phát hiện của họa sĩ nhiếp ảnh Phùng

a. Phát hiện về nghệ thuật

– Hoàn cảnh: Theo yêu cầu của trưởng phòng, họa sĩ nhiếp ảnh Phùng đi chụp thực tế bổ sung một bức ảnh cảnh biển buổi sáng có sương mù.

– Khung cảnh mà Phùng phát hiện “cảnh trời cho đắt giá”:

Nhận xét “một bức tranh mực tàu của một danh họa thời cổ”, “Mũi thuyền in một nét mơ hồ…vào bời”, một vẻ đẹp đơn giản và toàn bích.

Đây là cảnh tượng kì diệu của thiên nhiên, cuộc sống khi nhìn từ xa.

– Tâm trạng của họa sĩ Phùng: bối rối trước cái đẹp: “trong trái tim như có cái gì bóp thắt vào”, nhận ra rằng “bản thân cái đẹp chính là đạo đức”.

b. Phát hiện bức tranh cuộc sống đầy nghịch lí

– Từ chiếc thuyền nhỏ đẹp đẽ vừa rồi, Phùng nhìn thấy: Cảnh bạo lực gia đình người đàn bà hàng chài.

– Thái độ của Phùng: “kinh ngạc đến mức trong mấy phút đầu, tôi cứ đứng há mồm ra mà nhìn”.

– Ý nghĩa:

Đằng sau cái đẹp của ngoại cảnh là cái xấu xa của cuộc sống bị khuất lấp.

Người họa sĩ cần phải có cái nhìn đa diện trước cuộc sống.

Câu chuyện về người đàn bà ở tòa án huyện

– Vẻ đẹp của người đàn bà hàng chài:

Một người phụ nữ hiền lành, nhút nhát: Khi chánh án Đẩu đề nghị chị nên ly hôn, chị ta van xin “con lạy quý tòa … đừng bắt con bỏ nó”.

Một người phụ nữ từng trải: “Lòng các chú tốt, nhưng các chú đâu phải là người làm ăn…”

Một người phụ nữ giàu đức hy sinh: Nhận mọi lỗi lầm về mình “Giá tôi đẻ ít đi…”, hiểu được nỗi khổ của chồng “người đàn ông bản chất vốn không phải kẻ vũ phu, độc ác, anh ta chỉ là nạn nhân của cuộc sống đói khổ. Người chồng là chỗ dựa khi có biển động…”.

Một người phụ nữ giàu tình yêu thương: “Đàn bà ở thuyền chúng tôi phải sống cho con chứ…”, “Vui nhất là lúc ngồi nhìn đàn con chúng nó được ăn no”…

– Thái độ của chánh án Đẩu và nhiếp ảnh Phùng khi người đàn bà quyết không bỏ chồng:

Cảm thấy giận dữ, bất bình trước hoàn cảnh của người hàng chài.

Sau khi nghe tâm sự của người đàn bà anh ta thấy như có “một cái gì vừa mới vỡ ra”.

=> Ý nghĩa: Cần phải có cái nhìn đa diện về cuộc sống, không nhìn hiện tượng mà đánh giá toàn bộ bản chất của vấn đề.

Kết bài

Đánh giá về nội dung và nghệ thuật của tác phẩm Chiếc thuyền ngoài xa.

Phân tích truyện ngắn Chiếc thuyền ngoài xa có chọn lọc hay nhất

2.Phân tích truyện ngắn Chiếc thuyền ngoài xa

Nguyễn Minh Châu là một trong những cây bút tiên phong của nền văn học hiện đại. Ông luôn dùng ngòi bút của mình để “đi tìm hạt ngọc sâu” trong tâm hồn con người. Điều này đã được thể hiện rõ thông qua tác phẩm “Chiếc thuyền ngoài xa”. Tác phẩm kể về câu chuyẹn của một gia đình làng chài ven biển quanh năm gắn bó với chiếc thuyền ngoài khơi xa, tác giả đã thể hiện những ý niệm triết lý sâu sắc về quan điểm nghệ thuật và cuộc đời của mỗi con người.

Trong tác phẩm, tác giả đã xây dựng tình huống truyện độc đáo qua hai phát hiện của nghệ sĩ Phùng.- người nghệ sĩ nhiếp ảnh luôn đi tìm cái đẹp. Sau những ngày “phục kích” ngoài bãi biển, Phùng đã bắt gặp một khoảnh khắc trời cho tuyệt đẹp về hình ảnh một chiếc thuyền ngoài xa ẩn hiện trong sương sớm: “mũi thuyền in một nét mơ hồ lòe nhòe vào ban sương mù trắng như sữa có pha đôi chút màu hồng của ánh sương mai chiếu vào”. Trong cảnh vào buổi sáng tinh mơ và chớm bình minh ấy, chiếc thuyền ngoài xa lòe nhòe, mơ hồ như thực, như ảo. Đó là một khoảnh khắc tuyệt diệu như Phùng đã đánh giâ: đó là một ” cảnh đắt trơi cho”. “tất cả khung cảnh ấy nhìn qua những mắt lưới và tấm lưới nằm giữa hai chiếc gọng vó hiện ra dưới một hình thù y hệt cánh một con dơi” . Cảnh không chỉ có sự hài hòa giữa thiên nhiên và con người mà bức tranh đó còn hài hóa từ đường nét đến màu sắc, ánh sáng: “toàn bộ khung cảnh từ đường nét đến ánh sáng đều hài hòa và đẹp, một vẻ đẹp đơn giản và toàn bích”. Vẻ đẹp tuyệt bích đó đã làm trái tim người nghệ sĩ mê cái đẹp rung động và trở lên “bối vối, trong trái tim như có cái gì đó bóp thắt vào” và thể hiện cảm hứng triết lí về nghẹ thuật. Khoảnh khắc mà Phùng bắt gặp chính là ” khám phá chân lí của sự toàn thiện, khám phá thấy cái khoảnh khắc trong ngần của tâm hồn”.

Đối lập với cảnh đẹp toàn mĩ ấy là một cảnh tượng đầy trớ trêu và nghịch lý diễn ra ngày từ chiếc thuyền ngư phủ đẹp như tranh vẽ ấy. Đó là cảnh người chúng rút chiếc thắt lưng “chẳng nói chẳng rằng quất tới tấp vào lưng người đàn bà”. Người phụ nữ cao lớn với những đường nét thô kệch không hề kêu than một lời mà chỉ cam chịu trước những trận đòn roi từ lão chồng mà không hề chống trả, đặc biệt là không hề chạy trốn. Khung cảnh đó hiện lên khiến Phùng ngỡ ngàng và cay đắng nhận ra: đằng sau vẻ đẹp toàn bích của thiên nhiên là những mảnh đời đne tối, đằng sau cái vẻ đẹp thơ mộng của chiếc thuyền chính là bi kịch bạo lưc gia đình. Sau khi chứng kiến cảnh tượng đầy nghiệt ngã ấy, Phùng đã có những suy ngẫm về hiện thực ngang trái, bất công trong cuộc sống của con người.

Hai phát hiện đã khiến cho Phùng – người nghệ sĩ luôn đi tìm cái đẹp trăn trở, suy tư. Và người đàn bà làng chài và câu chuyện đời tự kể đã giúp nghệ sĩ Phùng tìm ra giải đáp cho những thắc mắc của mình.

Xuất hiện tại toàn án huyện, người phụ nữ đã có những lí giải sâu sắc khiến Đầu và Phùng vỡ lẽ ra nhiều điều. Người phụ nức với những đường nét thô kệch, xấu xi ấy lại chứa đựng những nét đẹp của người phụ nữ Việt Nam đó là vẻ đẹp chiu thương chịu khó, giàu lòng vị tha, nhẫn nhục chịu đựng cùng đức hi sinh cao cả. Lúc đầu chị sợ sệt, lúng túng tim đến một góc để ngồi với một vẻ dè chừng và cẩn thận. Chị rón rén ngồi vào chiếc ghế mà Đẩu mời. Trái với dự đoán của Phùng và Đầu khi được khuyên bỏ lão chồng đi thì người đàn bà ấy đã van xin đừng bắt mụ bỏ lão: “quý tòa bắt tội con cũng được, phạt tù con cũng được nhưng đừng bắt con bỏ nó”. Hành động kiên quyết không bỏ chồng đã khiến co hai nhân vật vô cùng bất ngờ. Dù phải gánh chịu những đòn roi tàn nhẫn: “ba ngày một trận nhẹ, năm ngày một trận nặng” nhưng chị vẫn cam chịu, nhẫn nhục.

Các từ ngữ xưng hô ” con, quý tòa ” của mụ thiếu tự tin, bị động, yếu thế đã dần thay đổi thành chủ động, bình đẳng qua cách xưng hô ” chị, các chú ” để lí giải về lí do ” đừng bắt tôi bỏ nó”. Bằng sự đồng cảm, chị đã đưa ra những lí do để giải thích cho những hành động vũ phu, trời đánh của lão chồng: đám đàn bà chúng tôi đẻ nhiều quá, mà thuyền lại chật, và gia đình làng chài trên biển luôn cần có một người đàn ông để trèo lái con người lúc sóng lớn hay những lúc kéo lưới và trên thuyền cũng có nhứng phút giây đầm ấm, vui vẻ và hạnh phúc bên nhau. Thậm chí để biện minh cho hành động tàn bạo của chồng mà còn tự trách mình: giá để ít đi. Với tâm thế của một người đàn bà từng trải và có hiểu biết với người lắng nghe, người phụ nữ ấy đã bộc bạch những suy nghĩ từ kinh nghiệm của bản thân mình: “là bởi các chú không phải là đàn bà, chưa bao giờ các chú biết nỗi vất cả của một người đàn bà trên một chiếc thuyền không có đàn ông”. 

Qua câu chuyện của người đàn bà, độc giả có thể thấy được tấm lòng vị tha cùng đức tính hi sinh chịu thương chịu khó của một người mẹ luôn sống vì con chứ không phải sống vì mình. Người đàn bà ấy mang vr đẹp truyền thống của người phụ nữ Việt Nam. Hình tượng người đàn bà hàng chài với số phận đau khổ, bất hạnh cùng tính cách vị tha, nhân hậu, am hiểu lẽ đời chính là sự lí giải cho hiện thực đời sôngs nghịch lý mà Phùng và Đẩu “không bao giờ hiểu được”.

Sau những ngày đi tìm kiếm cái đẹp của cuộc đời thì nghệ sĩ Phùng đã tìm thấy được vẻ đẹp toàn bích ấy. Trở về toà soạn Phùng vẫn mang tấm ảnh đó về và quả nhiên tấm ảnh đó đã được chọn và được treo ở nhiều nơi đặc biệt là các nhà sành nghệ thuật. Qua tấm ảnh Phùng nhận thấy những giá trị của cuộc đời: “Cái màu hồng của sương mai” ( biểu tượng của nghệ thuật ) và bà hàng chài nghèo khổ bước ra từ bước tranh ( hiện thân của đời thưc ) đan xen vào nhau. Và nghệ thuật chân chính sẽ không bao giờ tách rời cuộc sống.’

Có thể thấy rằng với sự tài năng của mình mà cây bút Nguyễn Minh Châu đã đem đến cho người đọc về cách nhìn cuộc sống xung quanh con người. Đó là cái nhin đa diện, nhiều chiều, phải phát hiện bản chất thực sự đằng sau vẻ đẹp bề ngoài của hiện tượng. Xây dựng tình huống truyện độc đáo, đặc sắc, cốt truyện hấp dẫn đồng thời ngôn từ được tác giả chắt lọc đã khắc họa vô cùng thành tình huống truyện với nhân vật sắc sảo và điểm nhìn trần thuật linh hoạt.

Phân tích truyện ngắn Chiếc thuyền ngoài xa có chọn lọc hay nhất

Trên đây là phần phân tích truyện ngắn Chiếc thuyền ngoài xa của nhà văn Nguyễn Minh Châu, tác phẩm đã để lại nhiều giá trị sâu sắc cho người đọc. Hy vọng bài viết trên sẽ có ích cho các bạn, nếu các bạn muốn đọc thêm nhiều bài viết khác hãy theo dõi ngay trên website của Trung tâm sửa chữa điện lạnh – điện tử Limosa hoặc gọi trực tiếp qua HOTLINE 1900 2276 khi bạn có bất kỳ thắc mắc nào nhé.

Trung tâm sửa chữa Limosa
Trung tâm sửa chữa Limosa
Đánh Giá
hotline