Phụ nữ là đề tài quen thuộc trong văn học Việt Nam từ xưa đến nay. Trong số đó, nhân vật người đàn bà hàng chài trong Chiếc thuyền ngoài xa đã để lại nhiều ấn tượng cho người đọc với vẻ ngoài xấu xí nhưng lại ẩn sâu một phẩm chất tốt đẹp. Chi tiết về nhân vật này, hãy cùng Trung tâm sửa chữa điện lạnh – điện tử Limosa tham khảo bài viết phân tích người đàn bà hàng chài dưới đây.

Trung tâm sửa chữa điện lạnh – điện tử Limosa
Trung tâm sửa chữa điện lạnh – điện tử Limosa

1. Dàn bài phân tích nhân vật người đàn bà hàng chài trong Chiếc thuyền ngoài xa.

Chúng tôi sẽ giúp bạn phân tích tổng quát về nhân vật người đàn bà qua dàn ý dễ hiểu dưới đây.

1.1 Phần mở bài.

Giới thiệu khái quát về tác giả, tác phẩm Chiếc thuyền ngoài xa và nhân vật người đàn bà với tình yêu thương vô bờ bến, đức hy sinh và sự cam chịu chiến đấu với giặc đói giặc dốt bao quanh trong truyện ngắn của Nguyễn Minh Châu.

1.2 Phần thân bài.

Người đàn bà trong tác phẩm của Nguyễn Minh Châu chính là hiện thân cho nổi thống khổ của những người phụ nữ theo nghề chài lưới.

  • Hoàn cảnh, xuất thân: Không có tên gọi cụ thể, “trạc ngoài 40 tuổi”, nghèo túng, gia đình đông con và sinh sống trên con thuyền chật hẹp.
  • Ngoại hình xấu xí: Vẻ ngoài cao lớn, thô kệch, mặt rỗ, ”tái ngắt và dường như đang buồn ngủ”, dáng đi thì chậm chạp, lưng áo bạc phếch và dáng vẻ lúc nào cũng lúng túng.=> thể hiện rõ sự vất vả, lam lũ.
  • Số phận bất hạnh, đau khổ: Bị chồng đánh đập hành hạ “3 ngày một trận nhẹ, 5 ngày một trận nặng”, con trai luôn phải chứng kiến những cảnh ấy.

Đức tính vị tha, bao dung nhẫn nhịn của người đàn bà hàng chài:

  • Một mực bênh vực chồng, đổ lỗi cho hoàn cảnh, nhận lỗi về chính mình “cái lỗi chính là đám đàn bà chúng tôi…”, ”giá tôi đẻ ít đi”.
  • Nâng niu, trân trọng những phút giây hạnh phúc “vả lại trên thuyền cũng có lúc vợ chồng, con cái hòa thuận, vui vẻ…” 
  • Là người mẹ hết mực yêu thương con cái, chịu đựng đói khổ vì hạnh phúc của con, chịu đựng hành hạ để được ở cùng với các con “Người đàn bà hàng chài chúng tôi sống cho con chứ không phải sống cho mình”, muốn con có cha mẹ để không phải thiệt thòi, “vui nhất là khi thấy chúng được ăn no”, van nài đứa con, ôm chầm lấy nó vì sợ nó hành động dại dột với bố nó.

Người phụ nữ sâu sắc và thấu hiểu sự đời:

  • Nguyên nhân sự vũ phu của người chồng chính là do hoàn cảnh cực khổ ép buộc chứ không phải từ bản chất.
  • Nhận thấy được sự ngây thơ của Phùng và Đẩu.
  • Nhận thức về vai trò quan trọng của người đàn ông trong gia đình hay cuộc sống. 
  • Tác giả đã tạo nên nghệ thuật xây dựng hình ảnh nhân vật bằng ngôn ngữ linh hoạt kết hợp thủ pháp đối lập của ngoại hình với nội tâm, của số phận bất hạnh với tấm lòng thương con, bao dung vị tha và giàu đức hi sinh.

1.3 Phần kết bài.

Khái quát và nêu những cảm nhận về nhân vật người đàn bà hàng chài.

Người đàn bà hàng chài của nhà văn Nguyễn Minh Châu là nhân vật đặc sắc nhất truyện, để lại trong lòng người đọc nỗi ám ảnh và trăn trở về cuộc sống còn người khi đó.

Dàn bài phân tích nhân vật người đàn bà hàng chài trong Chiếc thuyền ngoài xa

2. Bài mẫu phân tích nhân vật người đàn bà hàng chài chi tiết.

Chiếc thuyền ngoài xa đã thành công xây dựng hình tượng nhân vật người đàn bà hàng chài – một người phụ nữ lao động lam lũ, bất hạnh và sáng đẹp tình yêu thương, đức hy sinh và tấm lòng bao dung cao cả. Người phụ nữ bất hạnh ấy đã để lại cho người đọc niềm cảm thông và trân trọng sâu sắc bởi phẩm chất đáng quý của bà.

Truyện ngắn Chiếc thuyền ngoài xa ra đời trong hoàn cảnh đất nước ta trong thời kỳ đổi mới. Tác phẩm này lúc đầu in trong tập Bến quê (1985), sau lại được nhà văn Nguyễn Minh Châu lấy làm tên chung cho một tuyển tập in vào năm 1987.

Hết cả câu chuyện, người đọc cũng không biết tên thật của người đàn bà ấy là gì, bởi tác giả chỉ gọi một cách phiếm định. Khi thì gọi là người đàn bà hàng chài, lúc lại gọi mụ, chị ta,…. Khi người đàn bà xuất hiện tại tòa án huyện để gặp mặt chánh án Đẩu, ta vẫn không biết tên của chị. Không phải ngẫu nhiên, Nguyễn Minh Châu không đặt tên cho người đàn bà mà là vì chị cũng giống như hàng trăm người đàn bà khác trên vùng biển nhỏ bé này. Chị là người vô danh, là hình ảnh tiêu biểu tượng trưng cho cuộc đời nhọc nhằn, lam lũ của người phụ nữ trên những miền quê Việt Nam. Điều đó đã nêu ra một thực tế rằng, không phải chỉ mình người đàn bà đó gặp phải bất hạnh, gian khổ mà có rất nhiều phụ nữ trong xã hội lúc bấy giờ phải gánh chịu hoàn cảnh tương tự.

Tác giả đã sử dụng những ngôn từ phong phú để miêu tả về người đàn bà hàng chài có thân hình xấu xí ,tàn tạ ”trạc ngoài 40, một thân hình quen thuộc của người đàn bà vùng biển,…tái ngắt và dường như đang buồn ngủ”. Vì cuộc đời  lam lũ, vất vả đã làm cho diện mạo chị đã xấu giờ đây càng trở nên thô kệch.

Người đàn bà bất hạnh ấy không chỉ phải chịu thiệt thòi về ngoại hình mà dường như mọi đau khổ của cuộc đời đều trút cả lên chị, xấu và nghèo khổ lại phải thường xuyên chịu các trận đòn roi từ người chồng vũ phu, vô cùng đau xót cho cuộc đời của chị.

Bài mẫu phân tích nhân vật người đàn bà hàng chài chi tiết

3. Một số đề tham khảo về truyện ngắn Chiếc thuyền ngoài xa.

Bên cạnh đề bài phân tích nhân vật người đàn bà hàng chài thì bạn có thể tham khảo thêm một số đề bài phân tích trong tác phẩm Chiếc thuyền ngoài xa như sau:

  • Đề 1: Phân tích truyện ngắn Chiếc thuyền ngoài xa của nhà văn Nguyễn Minh Châu.
  • Đề 2: Phân tích nhân vật Phùng trong Chiếc thuyền ngoài xa.
  • Đề 3: Phân tích 2 phát hiện của nhân vật Phùng trong Chiếc thuyền ngoài xa của Nguyễn Minh Châu.
  • Đề 4: Trình bày bài nghị luận về nạn bạo lực gia đình dựa trên tác phẩm Chiếc thuyền ngoài xa.

Và đó là những kiến thức hữu ích có thể giúp bạn phân tích nhân vật người đàn bà hàng chài của Nguyễn Minh Châu một cách đơn giản và lôi cuốn hơn. Nếu bạn muốn tham khảo thêm về lĩnh vực Ngữ văn lớp 12, đừng quên theo dõi Trung tâm sửa chữa điện lạnh – điện tử Limosa để cập nhất sớm nhất nội dung mà mình quan tâm nhé!

Trung tâm sửa chữa Limosa
Trung tâm sửa chữa Limosa
Đánh Giá
hotline