Những ngôi sao xa xôi là truyện ngắn của nhà văn Lê Minh Khuê kể về ba cô gái thanh niên xung phong Thao, Phương Định và Nho trong cuộc kháng chiến chống Mỹ. Nổi bật phải kể đến chị Thao – người con gái dũng cảm dám đương đầu với bom đạn để bảo vệ Tổ quốc, quê hương. Vì vậy trong bài viết sau, Trung tâm sửa chữa điện lạnh – điện tử Limosa sẽ đi sâu vào phân tích nhân vật chị Thao của nhà văn Lê Minh Khuê.

MỤC LỤC
1. Khái quát sơ lược về nhà văn Lê Minh Khuê.
Trước khi bắt đầu phân tích nhân vật chị Thao trong tác phẩm Những ngôi sao xa xôi, chúng ta sẽ tìm hiểu tổng quan về hoàn cảnh và sự nghiệp văn học của tác giả Lê Minh Khuê.
1.1 Tiểu sử nhà văn Lê Minh Khuê.
Lê Minh Khuê sinh vào ngày 6 tháng 12 năm 1949 tại quê ngoại là Lan Châu, Nông Cống, tỉnh Thanh Hóa. Cha mẹ của bà mất sớm, vì thế bà đã sống và lớn lên trong gia đình của dì ruột, chú và dì đều là các giáo viên dạy trung học.
Đến năm 1965, Lê Minh Khuê tham gia vào lực lượng Thanh niên xung phong kháng chiến chống Mỹ. Sang năm 1967 bà đã có những bài báo đầu tiên và bắt đầu sự nghiệp sáng tác văn học vào năm 1969.
Bên cạnh việc viết văn, Lê Minh Khuê còn từng là một phóng viên báo Tiền phong, phóng viên của Đài Phát thanh Giải phóng (đi B và về Đà Nẵng năm 1975 cùng đơn vị quân đội), phóng viên của Đài Truyền hình Việt Nam, biên tập viên của Nhà xuất bản Hội Nhà văn từ 1978 cho đến tuổi nghỉ hưu.
1.2 Sự nghiệp văn học.
Đề tài chính trong sáng tác của Lê Minh Khuê là đời sống cuộc chiến, máu lửa trong thời kỳ chiến tranh nhưng con người luôn giữ tinh thần lạc quan, là cuộc chiến đấu của tuổi trẻ trên tuyến đường Trường Sơn.
Bà đã có sự chuyển đổi trong đề tài sáng tác từ những năm 1984 vì theo bà, người Việt Nam thay đổi từ năm 1975 khi kết thúc chiến tranh, vì vậy không giữ cách viết cũ. Tác phẩm của nhà văn trong thời kỳ đó thường bám sát những biến chuyển của xã hội, con người trên tinh thần đổi mới.
Lê Minh Khuê chuyên viết thể loại truyện ngắn và truyện vừa. Truyện của bà còn được dịch và xuất bản ở các nước như Hoa Kỳ, Thụy Điển, Italia Đức và Hàn Quốc.
Về phong cách nghệ thuật, bà viết truyện ngắn với ngòi bút giàu nữ tính, miêu tả tinh tế, đặc sắc, nhất là với những nhân vật nữ. Bằng lối sáng tác nhẹ nhàng mà đầy khắc khoải, những dòng văn của Lê Minh Khuê tuy giản dị nhưng lại chứa đựng biết bao những ân tình đẹp đẽ.

2. Tìm hiểu chung về tác phẩm Những ngôi sao xa xôi.
Hiểu rõ về hoàn cảnh sáng tác, những giá trị nội dung và nghệ thuật trong tác phẩm sẽ giúp bạn viết phần mở đầu và kết bài hay hơn cho bài văn phân tích nhân vật chị Thao trong truyện ngắn Những ngôi sao xa xôi.
Tác phẩm Những ngôi sao xa xôi được viết vào năm 1971 – thời điểm cuộc kháng chiến chống Mỹ đang xảy ra khốc liệt, khi đó tác giả cũng từng là một chiến sĩ xung phong tại Trường Sơn. Bố cục của truyện được chia thành 3 phần như sau:
- Phần 1: (từ đầu đến ngôi sao trên mũ) Phương Định kể về cuộc sống cùng những đồng đội trong tổ trinh sát mặt đường.
- Phần 2: (tiếp theo đến chị Thao bảo) Nho bị thương sau một lần phá bom, Phương Định và chị Thao lo lắng, chăm sóc cho Nho.
- Phần 3: (phần còn lại) Sau những khoảnh khắc nguy hiểm, hai chị em ngồi hát cùng nhau, niềm vui còn lại trước cơn mưa đá đột ngột xuất hiện.
Những ngôi sao xa xôi đã được Lê Minh Khuê khắc họa rõ nét tươi sáng, mông mơ cùng tinh thần giàu nghị lực của nhiều cô gái thanh niên xung phong tại tuyến đường Trường Sơn, đó cũng là hình ảnh đẹp vào những năm kháng chiến.
Nhà văn đã sử dụng phương thức trần thuật khi chọn ngôi kể thứ nhất, lựa chọn là người kể truyện, cũng là nhân vật trong truyện. Nghệ thuật miêu tả tâm lý, ngôn ngữ đặc sắc, có lời trần thuật, đối thoại tự nhiên phù hợp với người kể chuyện. Các câu văn ngắn, nhịp điệu nhanh, đưa vào tác phẩm nhiều hình ảnh so sánh dễ liên tưởng.

3. Phân tích nhân vật chị Thao của Lê Minh Khuê.
Bạn có thể tham khảo mẫu văn phân tích chị Thao dưới đây.
Chị Thao lớn tuổi hơn nên những ước mơ và dự định tương lai cũng thực tế hơn. Dù chị hát không hay nhưng luôn chăm chỉ chép bài hát, chép cả những lời bịa của Phương Định. Đôi lông mày của chị lúc nào cũng được tỉa nhỏ như cái tăm. Chị có đặc điểm rất sợ máu và vắt, hễ nhìn thấy là mặt chị tái mét. Song người tổ trưởng ấy cũng vô cùng bình thản. Chị hay thong thả nhai bịch quy trước những âm thanh máy bay trinh sát rè rè trộn lẫn tiếng gầm gào và dội bom từ quân phản lực. Chị còn táo báo và cương quyết hơn trong những trận phá bom nguy hiểm.
Những ngôi sao xa xôi đã ghi lại chân thực chiến tích thầm lặng của tổ trinh sát mặt đường, trọng điểm đang chìm trong mưa bom bão lửa. Tiếng Định cất lên: “Tôi, một quả bom…hầm ba-ri-e cũ”, cảnh tượng chiến trường “vắng lặng đến phát sợ”. Cảnh vật bị hủy diệt, cây xơ xác, khói đen vật vờ từng cụm, Phương Định, dũng cảm bình tĩnh tiến gần quả bom, “đàng hoàng mà bước tới”. Hai mươi phút đã trôi qua, tiếng còi của chị Thao rú lên. Định cẩn thận bỏ gói thuốc mìn xuống lại cái lỗ đã đào, và châm ngòi vào dây mìn, cố khỏa đất sau đó chạy nhanh về chỗ nấp… Tiếng còi của chị Thao lại lần nữa thổi lên. Quả bom nổ, mảnh bom xé không khí. Mồ hôi thấm vào cả môi, cát lạo xạo trong miệng, nguy hiểm đến căng thẳng không thể nào kể xiết. Chị Thao vấp ngã, vết sẹo bóng lên, những mảnh dù bay trên lưng, chị cười, “răng trắng, đôi mắt mở to…” Nho bị thương khi bom nổ, hầm sập. Định chăm sóc cho Nho, rồi chị Thao lại giục: “Hát đi, Phương Định, mày thích bài gì nhất, hát đi!”. Đó là cuộc sống chiến đấu không xa lạ gì với họ.
Đoạn văn tả cảnh phá bom là đoạn xuất sắc nhất trong truyện khi Lê Minh Khuê sử dụng bút pháp hiện thực nghiêm ngặt tái hiện lại khung cảnh nguy hiểm, dựng nên tượng đài về khí phách anh hùng của tổ trinh sát mặt đường. Chị Thao, Nho và Phương Định đã sáng rực lên trong khói lửa bom đạn.
Trung tâm sửa chữa điện lạnh – điện tử Limosa vừa cung cấp cho bạn những kiến thức tổng quát về tác giả, tác phẩm Những ngôi sao lấp lánh, cũng như bài phân tích nhân vật chị Thao trong truyện ngắn. Hy vọng đây đều là những thông tin mà bạn đang tìm kiếm.
