Bài thơ Quê hương của Tế Hanh được sáng tác vào năm 1939 khi ông đang học tại Huế trong nỗi nhớ nhà khôn xiết. Để biết rõ cảm xúc của nhà văn, sau đây hãy cùng Trung tâm sửa chữa điện lạnh – điện tử Limosa phân tích bài thơ Quê hương của nhà thơ Tế Hanh. Ngoài ra, các bạn học sinh còn có thể tham khảo để vận dụng khoa học, sáng tạo trong bài phân tích của mình nhé!

MỤC LỤC
1. Mở bài – giới thiệu tác giả, tác phẩm Quê hương.
Trong phần mở đầu của bài phân tích bài thơ Quê hương của nhà thơ Tế Hanh, bạn cần đề cập đến 3 nội dung gồm giới thiệu nhà văn, tác phẩm và yêu cầu phân tích từ đề bài hay trích đoạn thơ mà đề bắt phân tích.
Nhà thơ Tế Hanh sinh năm 1921 và mất vào năm 2009. Ông lớn lên tại một làng chài ven biển ở tỉnh Quảng Ngãi, bởi thế, quê hương chính là nguồn cảm hứng sáng tác lớn của tác giả Tế Hanh. Trong phong trào Thơ mới, ông là một trong số ít nhà thơ thành công với những bài thơ giàu cảm xúc về tình yêu quê hương, và đó là bài thơ Quê hương.
Quê hương là tác phẩm được sáng tác năm 1939 khi ông đang học tại Huế. Lúc này, tâm hồn ông mang một nỗi nhớ quê hương tha thiết, mãnh liệt. Với những kỷ niệm sâu đậm của thời thơ ấu, ông đã viết nên những câu thơ đầy sâu lắng.
Phân tích Quê hương, ta có thể thấy nhà thơ Tế Hanh đã khắc họa thành công bức tranh làng chài ven biển sinh động, cũng chính là quê hương của ông. Kết hợp với chất thơ gần gũi giàu sức gợi cảm, âm điệu khỏe khoắn đã tạo nên thành công của tác phẩm.
“Chim bay dọc biển đem tin cá”
…
Tôi thấy nhớ cái mùi nồng mặn quá!”.

2. Thân bài – các luận điểm chính trong bài thơ Quê hương.
Để phân tích bài thơ Quê hương của nhà thơ Tế Hanh một cách chi tiết, bạn có thể tách đoạn dựa trên những luận điểm dưới đây.
2.1 Câu đề từ của bài thơ.
“Chim bay dọc biển mang tin cá” dường như là nét phác họa về cuộc sống nơi miền quê sông nước. Đó chính là cánh chim trên biển lớn, là hơi thở mặn mòi của biển cả trong sinh hoạt của người dân làng chài ven biển.
2.2 Hình ảnh quê hương của tác giả.
“Làng tôi..nửa ngày sông”
Ngay hai câu thơ đầu, độc giả đã thấy hình ảnh quê hương yêu dấu của tác giả. Đó là vùng quê có địa hình đặc biệt – nơi “nước bao vây” quanh năm. Khoảng cách vị trí vùng quê ấy được đong đếm bởi thời gian di chuyển đậm chất miền biển đó là “cách biển nửa ngày sông”. Ngoài ra, ở câu thơ đầu tiên, nhà văn đã tự hào nói lên nghề nghiệp truyền thống của dân làng, là gắn liền với nghề chài lưới. Qua đó có thể hiểu được, với nhà thơ, hình ảnh quê hương luôn in đậm trong trí nhớ. Từ dáng vẻ, hình hài đến nếp sống đều được Tế Hanh khắc ghi và lấy đó làm niềm hãnh diện.
2.3 Cảnh ra khơi của người dân.
“Khi trời trong…thâu góp gió”
“Khi trời trong gió nhẹ sớm mai hồng”, những nét vẽ mang màu sắc tươi mới tạo nên không khí hồ hởi, hào hứng trước khi ra khơi. Đặc biệt qua hình ảnh “Chiếc thuyền…tuấn mã”, tác giả đã lột tả được khí thế hăng say, cùng sức mạnh kiên cường, kiêu hùng trong lao động của người dân làng chài. Vẻ đẹp dũng mãnh cùng tinh thần ấy còn được tác giả thể hiện qua câu thơ “Phăng mái…trường giang”. Ở đây, nhà thơ Tế Hanh đã dùng động từ mạnh “phăng” nhằm nhấn mạnh về tầm vóc, sức mạnh của người dân làng chài. Tiếp theo, tác giả Tế Hanh đã vẽ nên mảnh hồn làng với cánh buồm trắng. Ông lấy cái trừu tượng so với cái hữu hình khi cánh buồm luôn gắn bó theo ngư dân đi đánh cá. Cánh buồm là lời gợi nhớ của quê hương đậm sâu đối với những người con xa quê, nó vừa mang tính biểu tượng, vừa là linh hồn, góp công lớn vào thành công của các ngư dân. “Cánh buồm giương to…góp gió”. Qua hai hình ảnh trên, ta có thể thấy người dân không chỉ hăng say trong công việc mà còn rất đoàn kết với nhau cả trong tâm hồn.
2.4 Cảnh dân làng trở về.
“Ngày hôm sau…thân bạc trắng”
Người dân như hạnh phúc, mãn nguyện trước những thành quả đã đạt được sau một ngày lao động hăng say. Những từ như “ồn ào”, “tấp nập” càng nhấn mạnh khung cảnh yên vui, no ấm của người dân. Dù lao động mệt nhoài, nhưng họ thật sự vui vẻ và hài lòng với cuộc sống vốn có.
Không chỉ biết tận hưởng niềm hạnh phúc mà người dân làng chài còn rất biết ơn trời biển. Đây là truyền thống tốt đẹp thể hiện ân nghĩa của người dân với người mẹ thiên nhiên đã ban cho họ “những con cá tươi ngon thân bạc trắng”.
2.5 Vẻ đẹp của người dân làng chài.
“Dân chài lưới…trong thớ vỏ”
Qua những câu thơ trên, Tế Hanh khắc họa rõ nét hình tượng người ngư dân -con người mang đậm phong vị biển cả, với vẻ rám nắng, khỏe khoắn, nhưng ẩn sau đó là sự vất vả, lam lũ trong cuộc sống mưu sinh. Bên cảnh hình ảnh con thuyền được tác giả nhân hóa trở thành người bạn của ngư dân. Nó như có giác quan có thể nghe, cảm nhận được vị muối mặn của quê hương đang ngấm vào thân thuyền, như người dân thấm đẫm vị biển vào cơ thể mình.
Từ đó, độc giả có thể cảm nhận được tâm hồn nhạy cảm mà rất tinh tế cua Tế Hanh. Ông không chỉ thấy được vẻ đẹp ẩn sau vẻ ngoài bình dị nơi vùng quê biển nghèo mà coi đó là niềm tự hào, dành nỗi niềm thương mến cho những người dân quê hương.
2.6 Nỗi nhớ quê hương của tác giả.
Ở những câu thơ cuối, ta càng cảm nhận được nỗi nhớ khôn xiết của ông. “Nay xa cách…nồng mặn quá!”
Ông cho bản thân mình xuất hiện trong câu thơ nhằm khẳng định nỗi nhớ ấy. Ông nhớ hết thảy từ màu sắc, mùi vị đến sự vật, sự việc diễn ra ở quê hương. Những câu thơ như lời thủ thỉ, trải lòng của tác giả. Dường như nỗi nhớ ấy cuộn trào quá khiến tác giả muốn bộc bạch ra ngoài, để cho vơi đi.

3. Kết bài – nêu ý nghĩa, cảm nhận về bài thơ.
Càng phân tích bài thơ Quê hương của nhà thơ Tế Hanh, người đọc như đang được chứng kiến hình ảnh vùng biển quê hương độc đáo ấy. Nơi đó có những ngư dân chăm chỉ lao động, họ hạnh phúc với cuộc sống, với thiên nhiên tươi đẹp. Qua bài thơ, độc giả không chỉ cảm nhận nỗi nhớ, tình yêu của tác giả đối với quê mình, mà còn là niềm hãnh diện về quê hương.
Trên đây là nội dung phân tích bài thơ Quê hương của nhà thơ Tế Hanh một cách chi tiết nhất. Qua bài viết, Trung tâm sửa chữa điện lạnh – điện tử Limosa mong rằng có thể giúp bạn hiểu hơn về bài thơ Quê hương. Để theo dõi thêm nhiều bài phân tích hay khác, đừng quên theo dõi Limosa nhé!
