Tác phẩm Vợ chồng A Phủ của nhà văn Tô Hoài được nhiều người biết đến với nhân vật Mị và tình yêu với A Phủ, sức sống mãnh liệt. Trung tâm sửa chữa điện lạnh – điện tử Limosa muốn chia sẻ đến các bạn những mở bài gián tiếp Vợ chồng A Phủ được tổng hợp như một nguồn tư liệu hữu ích để các bạn có thể phát triển tình tiết, phân tích chuyên sâu các chi tiết trong tác phẩm được mạch lạc hơn. 

Trung tâm sửa chữa điện lạnh – điện tử Limosa
Trung tâm sửa chữa điện lạnh – điện tử Limosa

1. Mẫu 1 – Mở bài gián tiếp Vợ chồng A Phủ 

Nếu một lần đến với Tây Bắc, một vùng đất tươi đẹp thì chắc rằng bạn sẽ không thể nào quên được vẻ đẹp hùng vĩ của vùng đất này. Đằng sau khung cảnh thiên nhiên tươi đẹp là những mảnh đời khổ cực, bị cường quyền áp bức và phải sống trong lệ thuộc. Tuy vậy, họ vẫn có một sức sống mãnh liệt, mạnh mẽ không chịu đầu hàng số phận. Điều này được thể hiện rõ nét qua nhân vật A Phủ trong tác phẩm Vợ chồng A Phủ của nhà văn Tô Hoài. 

2. Mẫu 2 – Mở bài gián tiếp Vợ chồng A Phủ  

Nhà văn Tô Hoài với vốn hiểu biết phong phú về phong tục, tập quán của người dân miền núi, đặc biệt là người dân Tây Bắc, cùng ngòi bút tài hoa, ngôn từ phong phú đã thổi hồn vào tác phẩm Vợ chồng A Phủ một bức tranh chân thực, sâu sắc về cuộc đời và số phận của vợ chồng A Phủ. Người đọc như đồng cảm, và sống trong từng hoàn cảnh của hai nhân vật, hiểu và cảm nhận sâu sắc những diễn biến tâm lý của nhân vật. 

Mẫu 2 - Mở bài gián tiếp Vợ chồng A Phủ 

3. Mẫu 3 – Mở bài gián tiếp Vợ chồng A Phủ  

Nhà văn Tô Hoài được biết đến là nhà văn của núi rừng Tây Bắc, “Tây Bắc đã để thương, để nhớ trong tôi”, tác phẩm Vợ chồng A Phủ cũng dùng chất liệu Tây Bắc để nói lên số phận của những người nông dân ở vùng đất này. Họ phải chịu những khổ cực và bị trói buộc bởi sợi dây cường quyền của chính quyền lúc đó. Đặc biệt nhân vật Mị, phải chịu trói buộc cả thanh xuân trong nhà Thống Lý, nhưng đến một ngày Mị đã thức tỉnh và mạnh mẽ vùng lên để thoát khỏi sự ràng buộc và sống một cuộc đời của chính mình. 

4. Mẫu 4 – Mở bài gián tiếp Vợ chồng A Phủ  

Nhà văn Tô Hoài sau một thời gian cùng sống và sinh hoạt ở vùng núi Tây Bắc, hiểu được văn hoá và đời sống của người dân nơi đây, đồng thời lấy đó làm cảm hứng cho các tác phẩm văn học của ông. Truyện ngắn Vợ chồng A Phủ nói về những con người miền núi tuy có cuộc sống trong áp bức, không có tự do nhưng vẫn luôn khao khát và mãnh liệt đấu tranh cho cuộc sống của mình. Mị và cả A Phủ là hai nhân vật chính trong tác phẩm của ông đã diễn tả sâu sắc tâm trạng, khắc hoạ thành công mạch tâm lý của những con người vùng lên sau những cường quyền. 

5. Mẫu 5 – Mở bài gián tiếp Vợ chồng A Phủ  

Nếu như nhà văn Tô Hoài được biết đến với tác phẩm nổi tiếng “Dế Mèn phiêu lưu ký” dành cho trẻ em và không chỉ dừng lại ở đó. Ông còn phóng tác phẩm của mình ra những chủ đề khác, đặc biệt dùng chất liệu Tây Bắc để đưa vào truyện ngắn “Vợ chồng A Phủ”. Câu chuyện là cuộc đời của Mị bị giam cầm trong nhà thống lý Pá Tra, phải sống một cuộc đời không giống con người. Nhưng mặc dù bị giam cầm về thể xác, tâm hồn Mị vẫn rất khao khát và mong muốn được sống tự do. Đó cũng là số phận của những người lao động dưới ách thống trị của bọn phong kiến chúa đất. 

6. Mẫu 6 – Mở bài gián tiếp Vợ chồng A Phủ  

Những âm thanh của núi rừng Tây Bắc và vẻ đẹp hùng vĩ của nơi đây làm gợi nhớ đến tính cách của những con người nơi đây, giàu tình cảm nhưng cũng rất mãnh liệt. Nhà văn Tô Hoài đã sử dụng những văn hoá, hình ảnh của núi rừng Tây Bắc và ngôn ngữ bình dị, bằng ngòi bút tài hoa đã khắc hoạ thành công số phận của những người con của núi rừng chịu những áp bức bọn thực dân, chúa đất, trong đó có Mị và A Phủ trong tác phẩm Vợ chồng A Phủ. 

Mẫu 6 - Mở bài gián tiếp Vợ chồng A Phủ 

7. Mẫu 7 – Mở bài gián tiếp Vợ chồng A Phủ  

Người ta vẫn thường thấy những tác phẩm truyện ngắn của Tô Hoài hay sử dụng những hình ảnh, lồng ghép những văn hoá, ngôn ngữ của con người Tây Bắc. Điều này càng thể hiện rõ hơn hết trong tác phẩm Vợ chồng A Phủ đã để lại trong lòng bạn đọc rất nhiều suy nghĩ và cảm xúc. Những con người miền núi dù phải chịu cảnh bất công, bóc lột của bọn thực dân, núi chúa nhưng luôn khao khát tự do, và tìm cách thoát khỏi xiềng xích. Từ đây cũng là tiền đề cho những cuộc cách mạng, mở ra con đường tự do hạnh phúc sau này. 

8. Mẫu 8 – Mở bài gián tiếp Vợ chồng A Phủ 

Nhà văn Tô Hoài đã có một thời gian cùng ăn cùng sống với người dân Tây Bắc nên ông rất hiểu đời sống văn hoá và tâm hồn của những người dân ở đây. Có lẽ vì thế mà các tác phẩm của ông cũng mang đậm phong cách Tây Bắc. Ông nói về những con người nơi đây với tâm hồn phóng khoáng, nhưng cũng rất mãnh liệt. Trong tác phẩm Vợ chồng A Phủ, thông qua nhân vật Mị và A Phủ, đã cho chúng ta thấy được sự thật về cuộc sống khổ cực, bóc trần hiện thực xã hội lúc bấy giờ. Qua đó càng làm nổi bật tinh thần khát khao được sống hạnh phúc, tự do và thoát khỏi cảnh áp bức, bóc lột hiện tại. 

Những mở bài gián tiếp Vợ chồng A Phủ trên đây hy vọng sẽ là những mẫu đoạn văn giúp cho những ai đang cần hiểu về nội dung và có thêm cảm hứng để tiếp nối các phần phân tích tiếp theo trong thân bài. Ngoài ra, bạn có thể tìm hiểu thêm nhiều mở bài khác ở trang Trung tâm sửa chữa điện lạnh – điện tử Limosa của chúng tôi. 

Trung tâm sửa chữa Limosa
Trung tâm sửa chữa Limosa
Đánh Giá
hotline