Tác phẩm Hai đứa trẻ của Thạch Lam kể về hai chị em trong một xóm nghèo nhưng lại không mang một màu u tối, thay vào đó người ta chỉ thấy những ước mơ và sự đồng cảm sâu sắc. Hãy cùng tham khảo những mở bài gián tiếp Hai đứa trẻ sau đây của Trung tâm sửa chữa điện lạnh – điện tử Limosa để có thể dẫn dắt người đọc vào những phân tích tiếp theo ở phần thân bài mà bạn muốn truyền tải.

MỤC LỤC
- 1. Mẫu 1 – Mở bài gián tiếp Hai đứa trẻ
- 2. Mẫu 2 – Mở bài gián tiếp Hai đứa trẻ
- 3. Mẫu 3 – Mở bài gián tiếp Hai đứa trẻ
- 4. Mẫu 4 – Mở bài gián tiếp Hai đứa trẻ
- 5. Mẫu 5 – Mở bài gián tiếp Hai đứa trẻ
- 6. Mẫu 6 – Mở bài gián tiếp Hai đứa trẻ
- 7. Mẫu 7 – Mở bài gián tiếp Hai đứa trẻ
- 8. Mẫu 8 – Mở bài gián tiếp Hai đứa trẻ
1. Mẫu 1 – Mở bài gián tiếp Hai đứa trẻ
Nền văn học Việt Nam có rất nhiều tác phẩm thành công với việc khắc hoạ nội tâm nhân vật. Không thể không nhắc đến nhà văn Thạch Lam, cây bút cũng rất xuất sắc với việc miêu tả sâu sắc tấm lý nhân vật qua lối hành văn giản dị, mộc mạc. Phải kể đến trong số đó là tác truyện ngắn Hai đứa trẻ nói về hai chị em Liên trong xóm nghèo và những giá trị nhân văn sâu sắc làm lay động lòng người.
2. Mẫu 2 – Mở bài gián tiếp Hai đứa trẻ
Hình ảnh trẻ thơ, tâm hồn mong manh cùng những ước mơ nhỏ bé luôn là đề tài được các nhà văn sử dụng và dùng làm chất liệu cho các tác phẩm của mình. Nhà văn Thạch Lam cũng đã thành công trong việc xây dựng thành công nội tâm nhân vật của hai chị em Liên trong tác phẩm Hai đứa trẻ. Đó là ước mơ mong manh của chị em Liên nhưng là khát khao to lớn đại diện cho những mảnh đời khổ cực ở nơi xóm trọ nghèo, một cuộc sống tốt đẹp hơn và tươi sáng hơn.

3. Mẫu 3 – Mở bài gián tiếp Hai đứa trẻ
Thạch Lam là nhà văn tài hoa trong nền văn học Việt Nam với những sáng tác hiện thực đi vào đời sống thường nhật của những con người có số phận nghèo khó. Tác phẩm “Hai đứa trẻ “ của ông tiêu biểu cho phong cách đó khi nói về số phận và cuộc sống đời thường của những con người nơi phố huyện, đặc biệt là hai chị em Liên cùng ước mơ, khát vọng đổi đời trong mơ hồ của họ.
4. Mẫu 4 – Mở bài gián tiếp Hai đứa trẻ
Nếu như các nhà văn Tự lục văn đoàn luôn hướng các tác phẩm của mình trong giai đoạn này về những điều tốt đẹp nhất thì nhà văn Thạch Lam lại chọn cho mình một lối đi riêng. Ngòi bút của ông tập trung vào những cuộc sống hiện thực, những nỗi đau, tâm hồn con người và những số phận cùng cực. Từ đó vẽ lên một bức tranh “Hai đứa trẻ” giữa bóng tối luẩn quẩn của cuộc sống phố huyện, vẫn luôn âm ỉ cháy một ước mơ, khát khao thay đổi cuộc sống của mình vào một ngày nào đó.
5. Mẫu 5 – Mở bài gián tiếp Hai đứa trẻ
Những tưởng với đặc trưng là nhà văn theo dòng văn học lãng mạn thì Thạch Lam sẽ mang vào những gì đẹp đẽ, hoa mỹ nhất cho những đứa con tinh thần của mình. Tuy vậy, chất lãng mạn trong văn của ông rất khác, rất mới. Cái đẹp, tinh tế, sâu sắc trong Hai đứa trẻ đã phần nào nói lên được phong cách của ông. Bằng cách mượn hình ảnh của hai chị em nơi phố huyện nghèo với cuộc sống khổ cực nhưng vẫn vẽ lên được một ước mơ giản dị, đẹp đẽ và đầy cảm động.
6. Mẫu 6 – Mở bài gián tiếp Hai đứa trẻ
Có thể nói trong nhóm Tự lực văn đoàn, nhà văn Thạch Lam là một trong những người viết ít tác phẩm nhất, nhưng các tác phẩm của ông lại mang một giá trị tinh thần sâu sắc cho người đọc. Tác phẩm “Hai đứa trẻ” được xem là một trong những thành công của ông khi khắc hoạ thành công tâm lý của hai chị em Liên, những đứa trẻ nơi phố huyện nghèo, với những khát khao đổi đời giản dị. Hai đứa trẻ hay chính những con người nơi phố huyện này đều có chung một ước mơ quá đỗi mơ hồ này.

7. Mẫu 7 – Mở bài gián tiếp Hai đứa trẻ
Bất chợt nghe thấy âm thanh của chuyến tàu Bắc Nam, lòng tôi lại man mác và xúc động khi nhớ về hình ảnh của chị em Liên trong “Hai đứa trẻ” cứ mỗi buổi tối lại nhìn về phía ánh đèn của đoàn tàu di chuyển và mông lung. Tâm trạng của hai chị em đã được nhà văn Thạch Lam diễn tả sâu sắc, tinh tế và nhẹ nhàng để có thể lột tả được hết những khổ cực và ước mơ của những con người nơi phố huyện len lỏi trong cuộc sống hàng ngày.
8. Mẫu 8 – Mở bài gián tiếp Hai đứa trẻ
Nói đến tác phẩm “Hai đứa trẻ” của nhà văn Thạch Lam, không ai là không đồng cảm. Chính những nét bút diễn tả chiều sâu tâm trạng của nhân vật, ở đây là hai chị em Liên, những đứa trẻ hồn nhiên, trong sáng với những ước mơ nơi ánh đèn phố thị. Tưởng chừng chỉ là những ước mơ trẻ nhỏ mơ hồ nhưng đó lại chính là ước mơ của những số phận nghèo tại quê hương nhà văn, mong một ngày được thoát khỏi cuộc sống bế tắc, khổ cực và hướng đến những điều tốt đẹp.
Chúng tôi đã tổng hợp tất cả những mở bài gián tiếp Hai đứa trẻ để các bạn có thể tham khảo và làm tiền đề cho những dẫn dắt ý phân tích về sau. Chúng tôi luôn có những gợi ý cho các chủ đề văn học khác mà bạn có thể tìm đến trên trang Trung tâm sửa chữa điện lạnh – điện tử Limosa của chúng tôi.
