Mệnh đề quan hệ (Relative clause) là một thành phần quan trọng trong cấu trúc câu, thường gặp trong các kỳ thi THPT Quốc gia hoặc thi Toeic, IELTS. Tuy nhiên, mệnh đề quan hệ là gì? khi nào dùng that trong mệnh đề quan hệ? Hãy cùng Trung tâm sửa chữa điện lạnh – điện tử Limosa tìm hiểu ngay dưới đây.

Trung tâm sửa chữa điện lạnh – điện tử Limosa
Trung tâm sửa chữa điện lạnh – điện tử Limosa

1. Định nghĩa mệnh đề quan hệ (Relative clause)

Mệnh đề quan hệ (Relative clause) là mệnh đề phụ dùng để nối với mệnh đề chính thông qua các đại từ quan hệ, trạng từ quan hệ. Mệnh đề quan hệ thường đứng sau các đại từ, danh từ nhằm bổ nghĩa và giải thích rõ hơn cho danh từ, đại từ đó. 

Trong 1 câu, chủ ngữ (S) và tân ngữ (O) sẽ là các đại từ hoặc danh từ, do đó mệnh đề quan hệ sẽ đứng sau chủ ngữ hoặc tân ngữ.

Cấu trúc câu với mệnh đề quan hệ đứng sau chủ ngữ:

S + (Đại từ quan hệ + S + V + O) + V + O

S + (Đại từ quan hệ/Tính từ quan hệ + V + O) + V + O

Ví dụ: The man who is working so hard is my boss (Người đàn ông người mà đang làm việc rất chăm chỉ là sếp của tôi).

=> Cụm: “who is working so hard” là mệnh đề quan hệ, bổ nghĩa cho chủ ngữ “the man”, để người đọc có thể hiểu người đàn ông đó là người nào và như thế nào.

Cấu trúc câu với mệnh đề quan hệ đứng sau tân ngữ:

S + V + O + (Đại từ quan hệ + S + V + O)

S + V + O + (Đại từ quan hệ + V + O)

Ví dụ: I really like the dress which my friend gave me for my 18th birthday. (Tôi thực sự rất thích chiếc váy mà bạn tôi tặng tôi vào sinh nhật năm 18 tuổi.)

=> Cụm: “which my friend gave me for my 18th birthday” là mệnh đề quan hệ, bổ nghĩa cho tân ngữ “the dress”, để người đọc có thể hiểu đó là chiếc váy nào.

khi nào dùng that trong mệnh đề quan hệ

2. Các loại từ dùng trong mệnh đề quan hệ

Thực tế, trong mệnh đề quan hệ thường dùng hai loại từ chính là đại từ quan hệ và trạng từ quan hệ. Đó là các từ nào? Cùng Langmaster khám phá chi tiết dưới đây:

2.1. Các loại đại từ quan hệ

– Who: Thường sử dụng làm chủ ngữ, tân ngữ hoặc có thể thay thế cho các danh từ chỉ người.

Cấu trúc: …. N (person) + Who + V + O

Ví dụ: The person I admire most in life is my father, who has done so many great things for our family. (Người tôi ngưỡng mộ nhất trong cuộc sống là bố của tôi, người mà đã làm rất nhiều điều vĩ đại vì gia đình chúng tôi.)

– Whom: Thường sử dụng để làm tân ngữ hoặc thay thế cho các danh từ chỉ người.

Cấu trúc: …. N (person) + Whom + V + O

Ví dụ: Do you know the teacher whom was the homeroom of my class for 3 years in high school? (Bạn có biết cô giáo người mà là chủ nhiệm của lớp tôi trong suốt 3 năm cấp 3?)

– Which: Thường sử dụng để làm chủ ngữ, tân ngữ, dùng để thay thế cho các danh từ chỉ vật.

Cấu trúc: ….N (thing) + Which + V + O

       hoặc ….N (thing) + Which + S + V

Ví dụ: I really like Vietnam which has a lot of delicious, cheap street food. (Tôi thực sự rất thích Việt Nam cái mà có rất nhiều món ăn đường phố ngon, rẻ.)

– That: Thường dùng làm chủ ngữ, tân ngữ để thay cho cả danh từ chỉ người và danh từ chỉ vật (who, whom,which). Tuy nhiên, that sẽ không dùng trong các mệnh đề quan hệ không xác định hoặc các giới từ.

Ngoài ra, that còn thường sử dụng trong các trường hợp sau: khi đi sau là các hình thức so sánh nhất; khi đi sau các từ như: only, the last, the first; khi các danh từ đi trước bao gồm cả người cả vật. Hoặc sử dụng khi đi sau các đại từ bất định, đại từ phủ định như: nobody, anyone, no one, anything, something,…

Ví dụ: He was talking about the movie that he went to see last night. (Anh ta đang nói về bộ phim cái mà anh ta đã đi xem vào tối hôm qua.)

– Whose: Dùng để chỉ sự sở hữu của người và vật.

Cấu trúc: …. N (person, thing) + Whose + N + V

Ví dụ: Mr. Roborts, whose son received a full scholarship to Harvard University, is a very kind man. (Ông Roborts người có con trai nhận được học bổng toàn phần của đại học Harvard là người rất phúc hậu.)

2.2. Các loại trạng từ quan hệ

Ngoài các đại từ quan hệ thì trong mệnh đề quan hệ còn có các trạng từ quan hệ. Cụ thể:

– Why: Thường sử dụng cho các mệnh đề chỉ lý do, sử dụng thay cho for that reason hoặc for the reason. 

Cấu trúc: …..N (reason) + Why + S + V …

Ví dụ: I don’t know the reason. You didn’t go to school for that reason.

-> I don’t know the reason why you didn’t go to school.

– Where: Dùng để thay thế từ chỉ nơi chốn, dùng thay cho there.

Cấu trúc: ….N (place) + Where + S + V (Where = ON / IN / AT + Which)

Ví dụ: The hotel wasn’t very clean. We stayed at that hotel.

-> The hotel where we stayed wasn’t very clean.

-> The hotel at which we stayed wasn’t very clean. 

-> The hotel which we stayed at wasn’t very clean. 

– When: Dùng thay thế cho các từ chỉ thời gian, thay cho when.

Cấu trúc: ….N (time) + When + S + V … (When = ON / IN / AT + Which)

Ví dụ: Do you still remember the day? We first met on that day.

-> Do you still remember the day when we first met?

-> Do you still remember the day on which we first met?

-> Do you still remember the day which we first met on?

khi nào dùng that trong mệnh đề quan hệ

3. Sử dụng “that” trong mệnh đề quan hệ ở các trường hợp sau

Trường hợp có thể sử dụng THAT nhưng không bắt buộc

THAT thay thế cho đại từ quan hệ và trạng từ quan hệ trong Mệnh đề quan hệ xác định

Ex: Those American toys which (that) I told you about was discontinued.

Trường hợp bắt buộc sử dụng THAT

THAT thay thế cho danh từ:

vừa chỉ người vừa chỉ vật.

Ex: I have seen a great deal of people and food that were really strange ever since I came here.

chỉ một thứ bất định.

Ex: He is hiding something that may be related to you.

đại từ quan hệ sau tính từ so sánh nhất, all, every, very, only.

Ex: You are the only friend that I keep in touch until now.

Trường hợp không sử dụng THAT

THAT không thay thế cho đại từ quan hệ và trạng từ quan hệ có giới từ đứng trước

THAT không thay thế cho đại từ quan hệ và trạng từ quan hệ trong mệnh đề quan hệ không xác định

4.Phương pháp học tiếng Anh dành cho người mới bắt đầu

Nghe nhạc tiếng Anh

Mọi người đều thích âm nhạc. Tuy nhiên, để học tiếng Anh, bạn phải bám sát vào các bài hát tiếng Anh. Hãy tự tìm cho mình một gu âm nhạc và bài hát mà bạn yêu thích. Vì chỉ có sự thích thú mới khiến bạn có thể nghe mọi lúc mọi nơi, trong xe hơi, khi đi dạo các trung tâm thương mại, v.v… Bạn có thể tìm thấy vô vàn những bài hát tiếng Anh trên mạng, hoặc trên các đài phát thanh tiếng Anh trực tuyến. Nhưng, đối với thể loại âm nhạc, bạn nên tránh rock và rap vì lời bài hát thường được hát quá nhanh hoặc khó nghe. Điều này sẽ không tốt khi bạn thực hành cách đọc và cách phát âm.

Để bắt đầu, hãy truy cập YouTube và tìm kiếm video âm nhạc hoặc bản nhạc mà bạn thích. Nghe đi nghe lại nhiều lần cho đến khi bạn đã thuộc được phần nào các giai điệu trong bài hát. Sau đó, tìm một phiên bản có lời bài hát và tự hát một mình theo nhạc.

Xem video tiếng Anh liên quan đến sở thích của bạn 

Xem các thể loại video tiếng Anh trên Youtube là phương pháp học tiếng Anh giao tiếp tốt, giúp bạn làm quen với tiếng Anh đàm thoại, tăng khả năng nghe hiểu của bạn. Đặc biệt là các chương trình talk show, phỏng vấn tin tức, chương trình đánh giá về lĩnh vực mà bạn yêu thích v.v…

Nếu bạn thích công nghệ, một bài đánh giá iPhone 10 và iPhone 11 là một ý tưởng khá hay. Ngoài ra, nếu bạn thích phim, bạn có thể xem các cuộc phỏng vấn của các diễn viên mà bạn yêu thích.

Xem phim và chương trình truyền hình tiếng Anh 

Xem phim và chương trình truyền hình bằng tiếng Anh cũng giúp cải thiện cách bạn nói và hiểu ngôn ngữ. Vì bạn có thể nghe rất nhiều người nói chuyện với nhau bằng các kiểu tiếng Anh mới nhất. Điều này sẽ giúp bạn học các thuật ngữ, tiếng lóng thường được sử dụng, thành ngữ và cụm từ tiếng Anh, giúp bạn mở rộng vốn từ vựng tiếng Anh của mình.

Nếu bạn gặp vấn đề trong việc hiểu những gì diễn viên đang nói, ban đầu bạn có thể thử sử dụng phụ đề. Nhưng khi bạn đã quen thuộc hơn với các từ vựng, hãy thử bỏ phụ đề và kiểm tra khả năng nghe hiểu tiếng Anh của bạn. Ngoài ra, bạn có thể cố gắng thực hành nói lại các lời thoại càng nhiều càng tốt. Nếu bạn không hiểu các lời thoại, bạn có thể tìm kịch bản của bộ phim trên website IMDb.

Kiểm tra ngữ pháp tiếng Anh 

Khi bạn tự học tiếng Anh, một vấn đề thường xảy ra là bạn có thể bỏ quên lỗi và sai sót của bản thân trong quá trình học. Một trong những cách giúp bạn tự kiểm tra lại kiến thức của mình thu nạp là đúng hay chưa, bạn hãy thử tham gia làm các bài kiểm tra tiếng Anh trực tuyến miễn phí trên mạng.

Các bài này sẽ giúp bạn kiểm tra trình độ ngữ pháp, khả năng nghe hiểu và những kỹ năng tiếng Anh khác. Thực hành những bài thi mẫu hàng tuần hay hàng tháng để đảm bảo bạn đang đi đúng hướng trên lộ trình học tiếng Anh của mình.

Trò chuyện với bạn bè trên mạng

Trò chuyện với bạn bè trên mạng là một cách thú vị để tự học tiếng Anh. Nó khác với việc nói chuyện với giáo viên hoặc đồng nghiệp vì với bạn bè, bạn sẽ cảm thấy thoải mái hơn và việc sử dụng ngôn ngữ khi đó cũng trở nên dễ dàng đối với bạn hơn.

Chỉ cần tham gia vào các group học tiếng Anh trên mạng, làm quen và trò chuyện với những người có cùng mục tiêu phát triển ngoại ngữ như bạn hay thậm chí là kết bạn với một người bản xứ và trò chuyện cùng họ trên: Facebook Messenger, các Tweet trên Twitter hoặc thậm chí qua các cuộc gọi Skype,… là bạn đã và đang thực hành những gì mình học theo một cách giản dị mà không cảm thấy căng thẳng.

Một trong những trang web bạn có thể thử là Speaky – nơi bạn có thể gặp những người nói tiếng Anh bản xứ, họ luôn sẵn lòng nói chuyện và giúp đỡ bạn. Ngoài ra, còn có Coeffee – nơi bạn có thể chơi các trò chơi phát âm và từ vựng tiếng Anh với người khác trên mạng. Việc trò chuyện tiếng Anh thông qua bàn phím còn là cách giúp bạn kiểm tra lỗi ngữ pháp trước khi nhấn nút  “Send”.

Ngoài ra, giao tiếp tiếng Anh với bạn bè còn là một nhiệm vụ giúp thúc đẩy việc học của bạn. Vì bạn không chỉ chứng minh với họ rằng tiếng Anh của bạn ngày càng tốt hơn, mà bạn còn cảm thấy thỏa mãn hơn khi bạn có thể nói tiếng Anh thoải mái với bạn bè bất cứ lúc nào.

Đọc sách điện tử, báo và tạp chí tiếng Anh trực tuyến 

Trong các kỹ năng tiếng Anh thì đọc cũng quan trọng như nghe, khi kết hợp 2 kỹ năng này sẽ giúp bạn rèn luyện việc suy nghĩ và nói tiếng Anh tốt hơn.

Những người nói tiếng Anh không chuyên, họ thường có xu hướng dịch tiếng mẹ đẻ sang tiếng Anh trong đầu trước khi nói. Điều này gây ra sự chậm trễ và mất tự nhiên trong giao tiếp. Tuy nhiên, nếu bạn thường xuyên thực hành suy nghĩ bằng tiếng Anh, bộ não của bạn sẽ hiểu và nói ngôn ngữ dễ hơn.

Bạn càng đọc nhiều, bạn càng tiếp xúc nhiều hơn với cấu trúc câu tiếng Anh, các từ vựng mới và các giọng nói từ trang trọng đến giản dị, bạn sẽ càng có nhiều mẫu câu trong đầu để lựa chọn khi bước vào một cuộc giao tiếp thực sự. Internet là một nguồn tài nguyên với các loại sách điện tử, bài báo và tạp chí tiếng Anh. Bạn có thể đọc bất cứ điều gì bạn muốn vì bạn sẽ có cơ hội mở rộng thêm vốn từ vựng mới và củng cố lại những từ vựng cũ mà mình đã học.

Viết tất cả những gì bạn nghĩ lên giấy 

Hãy đưa những gì bạn học được vào trong thực tế thông qua kỹ năng viết. Một cách tuyệt vời để bắt đầu là viết về điều gì đó của riêng bạn. Lưu ý, đây không phải là một bài báo được xuất bản trên mạng, bạn chỉ cần bắt đầu với một cuốn nhật ký cá nhân. Viết tác phẩm của riêng bạn kết hợp tất cả những gì học được với nhau như: ngữ pháp, từ vựng, cấu trúc câu, v.v…

Sau khi viết, hãy tự kiểm tra tác phẩm của bạn xem có lỗi nào không. Để thực hiện điều này, bạn nên sử dụng các chương trình kiểm tra ngữ pháp trên internet miễn phí để xác định vị trí lỗi và cách sửa lỗi trong tác phẩm của bạn.

Với bảy cách giúp bạn tự học tiếng Anh trên đây, chỉ cần bạn thực sự chăm chỉ và quyết tâm, thiết lập mục tiêu học thực tế cho bản thân, chắc hẳn bạn sẽ thấy khả năng ngoại ngữ của mình cải thiện một cách đáng kể.

Mong rằng bài viết trên sẽ giúp bạn học tiếng Anh hiệu quả cũng như nắm rõ được các trường hợp khi nào dùng that trong mệnh đề quan hệ. Nếu bạn còn bất kỳ thắc mắc nào hãy liên hệ ngay Trung tâm sửa chữa điện lạnh – điện tử Limosa hoặc để lại bình luận trong bài viết. Chúc bạn học tốt!

Trung tâm sửa chữa Limosa
Trung tâm sửa chữa Limosa
Đánh Giá
hotline