Viêm và tổn thương tủy không chỉ gây  đau  mà còn  dẫn đến các vấn đề răng miệng khác. Tuy nhiên, nhiều người không biết khi nào cần điều trị tủy răng và có  phương pháp điều trị nào hiệu quả. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu xem khi nào bạn cần điều trị tủy răng thông qua nội dung bài viết sau đây nhé!

Trung tâm sửa chữa điện lạnh - điện tử Limosa
Trung tâm sửa chữa điện lạnh – điện tử Limosa

1. Tủy răng là gì và nguyên nhân gây viêm tủy? 

Trước khi trả lời câu hỏi khi nào cần điều trị tủy răng, chúng ta cùng tìm hiểu điều trị tủy răng là gì và  nguyên nhân gây viêm tủy răng.  

1.1 Định nghĩa tủy răng là gì? 

Tủy răng là một mô được tạo thành từ các dây thần kinh và mạch máu (động mạch và tĩnh mạch). Mô này được bao quanh và bảo vệ bởi ngà răng và men răng. Cấu trúc của tủy răng  khác nhau ở mỗi người nhưng tất cả đều đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì sức khỏe răng miệng. 

1.2 Nguyên nhân gây viêm tủy  

Theo các nha sĩ, có rất nhiều nguyên nhân gây viêm tủy, đặc biệt  là  vi khuẩn. Sâu răng có thể khiến răng dễ bị  xâm lấn, gây viêm nhiễm. Ngoài ra, có thể kế đến các nguyên nhân: Không vệ sinh răng miệng thường xuyên hoặc sai cách. Đồ ăn nóng quá, hoặc lạnh quá. Đồ ăn quá ngọt, nhiều đường. Các tai nạn, sang chấn làm mẻ, vỡ, gãy răng.

Nguyên nhân gây viêm tủy răng

2. Khi nào cần điều trị tủy răng?

Nếu như trước đây, những răng có tủy bị viêm nhiễm, tổn thương thường được nhổ bỏ thì hiện nay, các nha sĩ sẽ áp dụng phương pháp điều trị tủy răng.  Đây là thủ thuật loại bỏ các mô tủy bị bệnh hay đã chết, sau đó làm sạch và “tạo dáng” cho các khoảng trống trong răng. Mục đích của việc này là bịt kín ống tủy, ngăn chặn sự xâm nhập của vi khuẩn làm viêm tủy răng. Về thắc mắc khi nào cần điều trị tủy răng thì câu trả lời là: Càng điều trị sớm càng tốt. Đặc biệt, nếu phát hiện răng bị đổi màu bất thường, xuất hiện lỗ sâu răng lớn, đặc biệt là đau nhức từng cơn và đau nhiều vào ban đêm thì cần phải đến nha sĩ nhanh chóng. Bởi lúc này, tủy răng có thể đã viêm nhiễm hay nghiêm trọng hơn là hoại tử.

Khi nào cần điều trị tủy răng

3. Dấu hiệu và biến chứng

Việc sớm nhận biết các dấu hiệu bị viêm tủy răng sẽ giúp bạn dễ dàng xác định khi nào cần điều trị tủy răng, từ đó, tránh được những biến chứng nguy hiểm.

Dấu hiệu

Tùy vào mức độ tổn thương mà viêm tủy răng sẽ có những dấu hiệu và triệu chứng khác nhau, bao gồm: Cảm giác đau nhói từng cơn, mỗi cơn đau kéo dài từ 5 – 10 phút. Trường hợp viêm tủy răng nặng, cơn đau có thể kéo dài đến vài giờ. Đặc biệt đau nhiều vào ban đêm.  Răng bị ê buốt. Đặc biệt khi ăn hoặc tiếp xúc với thực phẩm lạnh, thậm chí là đồ ngọt và đồ nóng. Nếu viêm tủy răng nặng thì không chỉ ê buốt, bạn còn cảm thấy cơn đau xuất hiện khi ăn những loại thực phẩm này.

Biến chứng

Viêm tủy răng được đánh giá là bệnh lý răng miệng nguy hiểm. Nếu không kịp thời phát hiện và điều trị có thể gây nhiều biến chứng nặng nề. Trước tiên, viêm tủy răng ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe răng miệng. Và đương nhiên, sẽ khiến người bệnh gặp nhiều khó khăn trong ăn uống, thậm chí là không thể ăn được. Lâu ngày, khiến cơ thể mệt mỏi, suy nhược, dễ gặp các vấn đề về sức khỏe.  Nếu bị viêm nhiễm mà không được điều trị thì tình trạng ngày càng nặng. Mức độ nhiễm trùng nghiêm trọng và lan rộng có thể khiến xương quanh răng bị thoái hóa. Cùng với đó là viêm quanh cuống răng, áp xe quanh chóp răng, rụng răng, sưng mặt, viêm hạch. 

Viêm tủy răng được đánh giá là bệnh lý răng miệng nguy hiểm

4. Một số vấn đề khác về điều trị tủy răng

Bên cạnh thắc mắc khi nào cần điều trị tủy răng thì có một số vấn đề khác mà mọi người cần biết khi điều trị tủy răng. 

4.1 Các trường hợp chống chỉ định điều trị tủy răng

Không phải khi nào tủy răng bị tổn thương thì các nha sĩ đều thực hiện điều trị tủy răng. Mà ngược lại, những trường hợp dưới đây sẽ không áp dụng phương pháp điều trị này:

  • Mô răng và chân răng bị phá hủy nghiêm trọng.
  • Răng thuộc nhóm răng dư, răng lạc chỗ bị viêm và sâu nặng.
  • Răng đã điều trị tủy nhiều lần nhưng vẫn tái phát.
  • Xuất hiện các biến chứng.

4.2 Làm gì sau khi điều trị tủy răng?

  • Sau khi điều trị tủy răng xong, người bệnh cần chú ý:
  • Những ngày đầu sau khi điều trị, nên ăn nhẹ nhàng và từ từ.
  • Hạn chế, tốt nhất là không nên ăn thức ăn nóng quá hay lạnh quá, ngay cả đồ ăn cứng, khó nhai.
  • Vệ sinh răng miệng đúng cách, nhất là sau khi ăn.
  • Tái khám theo lịch hẹn của nha sĩ hoặc kiểm tra răng định kỳ 6 tháng/lần.

Sau điều trị tủy răng, cảm giác đau và khó chịu khi khép hàm là bình thường. Tuy nhiên, cảm giác này sẽ dần thuyên giảm và biến mất. Nhưng nếu rơi vào những trường hợp sau, phải đến nha sĩ nhanh chóng:

  • Sau khi điều trị nhiều ngày mà vẫn còn cảm giác đau và khó chịu.
  • Vùng lợi xung quanh răng điều trị sưng to và đau nhức. 
  • Miếng trám tạo cảm giác “cộm”, gây khó khăn khi nhai hoặc khép hàm.
  • Miếng trám bị bong nứt, răng bị mẻ, vỡ.

Trên đây là những thông tin giúp giải đáp thắc mắc khi nào cần điều trị tủy răng Trung tâm sửa chữa điện lạnh – điện tử Limosa chia sẻ đến các bạn. Hãy để lại comment cuối bài viết nếu như bạn có thắc mắc về nội dung bài viết trên đây của chúng tôi nhé! Cảm ơn các bạn đã theo dõi bài viết, chúc ngày mới tốt lành!

Trung tâm sửa chữa Limosa
Trung tâm sửa chữa Limosa
Đánh Giá
hotline