Các mốc phát triển của mỗi đứa trẻ đều là mối quan tâm hàng đầu của các bậc cha mẹ. Khi bé học cách lăn, bé sẽ trở nên năng động hơn và phát triển thị lực tốt hơn. Nhưng đối với những người lần đầu làm cha mẹ thường thắc mắc không biết khi nào bé biết lật? Câu trả lời sẽ có trong nội dung bài viết sau đây, hãy cùng chúng tôi tìm hiểu nhé!

MỤC LỤC
1. Khi nào bé biết lật?
Với thắc mắc bé mấy tháng biết lật, các chuyên gia giải đáp như sau: Thông thường, trẻ sẽ biết lật khi đạt từ 3 đến 4 tháng tuổi. Tuy nhiên, đây chỉ là con số tương đối vì tốc độ phát triển của mỗi trẻ sẽ khác nhau. Có những trẻ biết lật chậm hơn, nhưng cũng có nhiều trẻ biết lật nhanh hơn.
Những dấu hiệu sắp biết lật của trẻ như sau:
- Bé có thể tự nhấc đầu dậy khi mẹ đặt bé nằm sấp. Lúc này, bé cũng có thể dựa vào tay để đỡ ngực và đầu.
- Khi mẹ đặt bé nằm ngửa, bé thường đung đưa chân hoặc hướng chân về phía trước.
- Thay vì ngủ ngửa như tháng trước, giai đoạn này bé thích ngủ nghiêng hơn.
- Khi mẹ đặt đồ vật xung quanh trẻ, theo phản xạ trẻ sẽ cố gắng lại gần đồ vật đó.
- Lúc đầu, sức cơ cổ và vai chưa ổn định, trẻ chỉ có thể chuyển từ tư thế nằm sấp sang tư thế nằm ngửa. Tuy nhiên, sau một thời gian luyện tập, hệ cơ và xương của bé sẽ ổn định hơn, bé sẽ có thể dễ dàng chuyển từ tư thế nằm ngửa sang nằm sấp.

2. Trẻ biết lật sớm có tốt không?
Thay vì thắc mắc về vấn đề bé mấy tháng biết lật, thì nhiều bà mẹ lại lo ngại khi con mình biết lật quá sớm. Theo một số nghiên cứu, việc bé biết lật sớm cũng không có gì đáng ngại. Thậm chí có thể mang lại những lợi ích như sau:
- Khi biết lật sớm trẻ sẽ có thể quan sát thế giới xung quanh với nhiều góc độ khác nhau. Điều này rất quan trọng để giúp trẻ phát triển tầm nhìn sớm. Từ đó, trẻ tương tác nhiều hơn với thế giới xung quanh và phát triển nhận thức sớm hơn so với những em bé không biết lật.
- Bên cạnh đó, khi biết lật sớm, bé sẽ có xu hướng hoạt động nhiều hơn. Đây chính là một cách rất hiệu quả để rèn luyện và phát triển xương khớp cho trẻ. Từ đó, giúp trẻ nhanh biết đứng và biết đi. Hơn nữa, những bé biết lật sớm có thể hạn chế nguy cơ bị bẹp đầu do nằm ngửa quá lâu.

3. Làm cách nào để giúp trẻ tập lật dễ dàng hơn?
Để giúp con học lật một cách thuận lợi và dễ dàng hơn, cha mẹ có thể tham khảo một số hướng dẫn dưới đây: Thường xuyên vui chơi cùng bé: Mẹ có thể thường xuyên ở gần bé trong một khoảng cách đủ để kích thích bé vươn người về phía mẹ. Hoặc cũng có thể đặt đồ chơi gần bé để kích thích trẻ vươn người lấy đồ chơi. Mẹ luôn ở cạnh khi con tập lật để đảm bảo an toàn cho con.
Mẹ luôn ở cạnh khi con tập lật để đảm bảo an toàn cho con. Mát xa cho bé để giúp trẻ được thư giãn và phát triển xương tốt hơn. Cho bé nằm sấp nhiều hơn: Khi nằm sấp lâu, trẻ sẽ có cảm giác khó chịu ở vùng bụng. Vì thế, trẻ sẽ rướn người thường xuyên và cố gắng để lật người ra phía sau. Tuy nhiên, cha mẹ cũng cần lưu ý rằng, hệ tiêu hóa của bé chưa phát triển hoàn thiện nên trẻ có thể bị nôn trớ nếu nằm sấp quá lâu. Mẹ nên cho bé tập lật khoảng 20 phút mỗi ngày. Nếu tập lật quá lâu, trẻ sẽ bị mệt, dễ bỏ ăn, bỏ bú,… Đồng thời, mẹ cũng nên chia nhỏ thời gian tập cho con.

4. Phải làm sao để đảm bảo an toàn khi bé tập lật?
Không để bé một mình ở trên giường hay các bề mặt cao do đã biết lật nên trẻ sẽ có thể bị ngã bất cứ lúc nào. Hãy luôn đảm bảo che chắn cẩn thận cho bé. Khi bé tập lật cần đứng bên cạnh để quan sát và bảo vệ cho bé. Ở giai đoạn này, không nên quấn tã cho bé tránh tình trạng bé bị ngạt thở khi tập lật. Khi lăn mình vào một vị trí không thoải mái và không thể lật mình trở lại, con sẽ dễ bị thức giấc lúc nửa đêm và cảm thấy hoảng sợ. Vì thế, cha mẹ cần thường xuyên theo dõi trẻ vào thời gian này để xuất hiện kịp thời. Khi trẻ bắt đầu phát triển khả năng vận động, cha mẹ hãy ở bên cạnh trẻ để đảm bảo trẻ luôn được an toàn và hỗ trợ để con phát triển một cách tốt nhất.
5. Nguyên nhân khiến trẻ chậm biết lật
Có nhiều nguyên nhân khiến trẻ chậm biết lật, trong đó những nguyên nhân sau được đánh giá là phổ biến nhất:
- Do cân nặng vượt chuẩn: Những bé có cân nặng vượt mức tiêu chuẩn sẽ thường thực hiện các động tác chậm chạp hơn, vì thế thường chậm biết lật hơn những trẻ khác. Bên cạnh đó, tình trạng này còn có thể tiềm ẩn những nguy cơ bệnh tật. Vì thế, cha mẹ nên cung cấp dinh dưỡng cho trẻ một mức hợp lý và kiểm soát tốt cân nặng cho trẻ.
- Do thiếu hụt canxi: Nếu không được bổ sung canxi đúng theo tiêu chuẩn, hệ thống xương của trẻ sẽ rất khó để phát triển. Đây cũng là lý do khiến trẻ chậm biết lật hơn bình thường. Bố mẹ nên bổ sung canxi cho bé và có thể cho bé tắm nắng thường xuyên để bổ sung vitamin D giúp quá trình hấp thụ canxi tốt hơn.
- Do trang phục: Nhiều bà mẹ lo lắng con sẽ bị lạnh nên thường cho bé mặc quá nhiều quần áo. Tuy nhiên, đây lại là yếu tố khiến trẻ bị cản trở vận động và chậm biết lật hơn.
- Trở ngại tâm lý: Nếu trước đó trẻ đã bị ngã khi đang tập lật, bé sẽ có cảm giác lo sợ và không muốn tập lật trở lại. Với những trường hợp này, mẹ không nên nóng vội mà hãy động viên và hỗ trợ cho con.
- Ngoài ra, một số bé lại bỏ qua giai đoạn lật và bước sang những cột mốc phát triển tiếp theo. Do đó, cha mẹ cũng không nên áp lực về vấn đề bé mấy tháng biết lật. Điều quan trọng là bé vẫn khỏe mạnh và tiếp tục phát triển những kỹ năng quan trọng khác.
Vừa rồi là bài viết của Trung tâm sửa chữa điện lạnh – điện tử Limosa về vấn đề mà các bậc cha mẹ đều thắc mắc đó là khi nào bé biết lật. Câu trả lời đã được chúng tôi gửi đến các bạn thông qua nội dung bài viết trên. Hy vọng rằng câu trả lời này sẽ khiến bạn hài lòng đồng thời cung cấp nhiều thông tin bổ ích cho bạn nhé!
