HgB là chỉ số trong kết quả xét nghiệm phân tích các tế bào máu. Kết hợp với nhiều chỉ số khác để thể hiện chính xác tình trạng sức khỏe và hỗ trợ trong việc theo dõi quá trình điều trị của mỗi bệnh nhân. Bài viết hôm nay, Trung tâm sửa chữa điện lạnh – điện tử Limosa sẽ cung cấp những thông tin liên quan đến chỉ số HgB trong máu là gì, giúp các bạn tham khảo nhé!

Trung tâm sửa chữa điện lạnh – điện tử Limosa

1. Chỉ số HgB trong máu là gì?

HgB là tên viết tắt của từ Hemoglobin, được sử dụng để đo lượng huyết sắc tố có mặt bên trong một thể tích máu.

Vai trò của Hemoglobin là vận chuyển oxy từ phổi di chuyển đến các cơ quan khác, nhận khí CO2 rồi quay trở về phổi để phổi thực hiện nhiệm vụ trao đổi khí. Đồng thời, đây cũng là chất tạo thành màu đỏ cho máu dưới dạng protein của các hồng cầu.

Theo y học có 3 loại Hemoglobin phổ biến gồm:

  • Hemoglobin A: Là loại huyết sắc tố thường gặp nhất ở những người trưởng thành và có liên quan trực tiếp đến một số bệnh lý như Thalassemia khi lượng Hemoglobin A trong cơ thể giảm xuống mạnh.
  • Hemoglobin F: Đây là loại huyết sắc tố xuất hiện trong thai nhi, trẻ sơ sinh. Một số bệnh lý khiến lượng Hemoglobin F tăng lên với số lượng lớn và thay thế Hemoglobin A như hồng cầu hình liềm, thiếu máu bất sản, bạch cầu và khoảng thời gian sau sinh của sản phụ.
  • Hemoglobin A2: Đây là huyết sắc tố bình thường, dễ dàng tìm thấy trong cơ thể của người trưởng thành.
Chỉ số HgB trong máu là gì

2. Ý nghĩa của chỉ số HgB trong kết quả xét nghiệm máu.

Bên cạnh khái niệm của chỉ số HgB trong máu là gì, ý nghĩa về chỉ số này cũng là nội dung mà bạn cần nắm rõ trong bài viết.

HgB thể hiện tình trạng thiếu máu của cơ thể người được xét nghiệm, nếu chỉ số không nằm trong khoảng giá trị tiêu chuẩn nghĩa là tình trạng cơ thể đang có vấn đề, dựa vào đó để bác sĩ có thể quyết định cần phải truyền máu hay không.

Giá trị của Hemoglobin sẽ khác nhau tùy thuộc vào giới tính, đối với nam thường là từ 13 – 18g/dl và nữ là từ 12 – 16g/dl. Đối với phụ nữ đang mang thai, người lớn tuổi và trẻ em sẽ từ 11 – 14g/dl.

Chỉ số HgB trong kết quả xét nghiệm máu có thể xuất hiện những chênh lệch vì một số tác động trong quá trình tiến hành xét nghiệm như:

  • Đặt garo quá lâu dẫn đến tình trạng cô đặc máu.
  • Số lượng bạch cầu và lipid máu có khả năng đánh lừa và gây ra tình trạng tăng giả các chỉ số HgB.
  • Một số điều kiện sống có thể làm chênh lệch chỉ số HgB như người hút thuốc lá, hoặc người ở vùng cao khiến tăng chỉ số Hemoglobin.
  • Tế bào máu được xét nghiệm bị vỡ có nguy cơ làm thay đổi chỉ số.
  • Một số thuốc có tác dụng phụ làm tăng chỉ số Hemoglobin như gentamycin, methyldopa và một số thuốc khác tác dụng phụ làm chỉ số Hemoglobin giảm xuống như thuốc kháng sinh, aspirin, sulfonamid, apresoline,…
Ý nghĩa của chỉ số HgB trong kết quả xét nghiệm máu

3. Các tình trạng khiến chỉ số HgB thấp.

Như đã nói trên về HgB trong máu là gì, thì đây là chỉ số dùng để đo lượng máu trong cơ thể người. Và một số tình trạng có thể xảy ra khiến chỉ số HgB hiển thị thấp là:

  • Tình trạng thiếu sắt: Cơ thể bị hạn chế khả năng hấp thu chất sắt hoặc thực đơn dinh dưỡng thiếu đi lượng sắt cần thiết hằng ngày là nguyên nhân gây ra tình trạng thiếu sắt và làm giảm chỉ số HgB.
  • Tình trạng thiếu máu ác tính: Tương tự như tình trạng thiếu sắt, thức ăn cung cấp hằng ngày không đủ lượng vitamin B12 cần thiết hoặc cơ thể không có khả năng hấp thụ loại vitamin B – 12 gây ra tình trạng thiếu máu ác tính.
  • Tình trạng thiếu máu bất sản: Việc giảm đáng kể số lượng hồng cầu, bạch cầu và tiểu cầu do không kịp tạo ra các tế bào máu mới được gọi là tình trạng thiếu máu bất sản.
  • Tình trạng thiếu máu do mất máu: Đây là hiện tượng xảy ra khi tế bào hồng cầu bị loại bỏ khỏi cơ thể người khi vẫn còn tuổi thọ, khi đó tủy sống vẫn chưa kịp sản sinh ra các tế bào máu mới. Ở một vài trường hợp, thiếu máu có thể liên quan đến một số bệnh lý khi báo hiệu những bất thường ở tủy xương, mắc bệnh bạch cầu, cơ quan tạo máu, cảnh báo bệnh ở thận và gan và có rối loạn viêm, hay có khối u ở đường tiêu hóa.

4. Một số triệu chứng xảy ra khi tình trạng HgB thấp.

Chắc hẳn bạn đã giải đáp được câu hỏi chỉ số HgB trong máu là gì, bên cạnh đó, chúng tôi sẽ giúp bạn nhận ra tình trạng thiếu máu của mình qua các triệu chứng dưới đây.

  • Người thiếu máu thường xuyên bị ù tai, hoa mắt, xoàng khi đột ngột thay đổi tư thế hoặc gắng sức hoạt động, người cảm thấy mỏi mệt.
  • Hơi thở ngắn hơn do hụt hơi, có nhịp tim nhanh hơn bình thường.
  • Trí nhớ giảm sút, hay nhức đầu, khó tập trung trong quá trình học tập và làm việc, thường xuyên bị mất ngủ, hoặc ngủ gật.
  • Tay chân dễ bị tê, khả năng lao động hay hoạt động trí óc đều bị sụt giảm.
  • Thường cảm thấy hồi hộp và đau ở ngực vùng trước tim.
  • Da xanh xao, màu mắt nhợt nhạt, da vàng hoặc sạm, lòng bàn tay và da mặt trắng nhợt nhạt.
  • Tóc bị rụng nhiều, móng tay móng chân giòn dễ gãy.

Việc hiểu rõ về chỉ số HgB trong máu là gì sẽ giúp chúng ta đánh giá tình trạng thể chất của bản thân nhằm đưa ra phương pháp điều trị hữu ích nhất. Hy vọng bài viết trên của Trung tâm sửa chữa điện lạnh – điện tử Limosa sẽ có những thông tin mà bạn đang tìm kiếm. Hãy thường xuyên đến bác sĩ xét nghiệm máu để phát hiện và điều trị kịp thời nhé!

Trung tâm sửa chữa Limosa
Đánh Giá
hotline