Điện tâm đồ hay ECG là phương pháp thăm dò thường quy, được sử dụng để đo dòng điện chạy của tim theo đơn vị thời gian. Nhiều cơ sở y tế đã dùng điện tâm đồ để khám, chẩn đoán các bệnh lý. Vậy ECG là gì? Hãy cùng Trung tâm sửa chữa điện lạnh – điện tử Limosa tìm hiểu chi tiết về chủ đề này trong bài viết sau đây nhé!

Trung tâm sửa chữa điện lạnh – điện tử Limosa

1. ECG là gì?

ECG được viết tắt bởi Electrocardiogram, còn được gọi là điện tâm đồ – đồ thị dùng để đo dòng điện chạy trong quả tim người tính theo đơn vị thời gian. Nhờ bởi hệ thống dẫn truyền điện cực của cơ tim mà tim có chức năng co bóp nhịp nhàng không ngừng nghỉ.

Đầu tiên, nút xoang tại thành tâm nhĩ sẽ phải phát xung điện, truyền qua nút nhĩ thất rồi tới bó His chạy trong vách liên thất, và cuối cùng là mạng Purkinje truyền đi toàn bộ khắp cơ tim. 

Nhờ các điện cực được nối trên 4 chi và 6 điện cực được gắn ở ngực, điện tâm đồ có thể ghi được sự dẫn truyền chính xác của dòng điện trong tim. Sau đó, dòng điện sẽ được khuếch đại, tính toán và ghi ra kết quả rõ ràng trên giấy đồ thị.

ECG là gì

2. Cơ chế hoạt động điện tâm đồ.

Để hiểu hơn về về ECG là gì, cũng như điện tâm đồ là gì, chúng tôi sẽ chia sẻ cơ chế hoạt động của loại thiết bị này. Tim người có tổng cộng 4 buồng để chứa và bơm máu, 2 phần nhỏ phía trên được gọi là tâm nhĩ, 2 phần dưới lớn hơn được gọi là tâm thất.

Máu theo tĩnh mạch từ những cơ quan trong cơ thể trở về tâm nhĩ phải, máu từ phổi trở về phần tâm nhĩ trái. Tâm nhĩ trái co bóp bơm máu vào tâm thất trái, tâm nhĩ phải đưa máu vào trong tâm thất phải. Sau đó tâm thất phải co bóp bơm máu theo động mạch lên phổi, và tâm thất trái bóp để bơm máu xuống các cơ quan cơ thể. Tim sở hữu khả năng hoạt động đều đặn và thứ tự nhờ vào hệ

Nói chung, cơ chế hoạt động của điện tâm đồ là các tế bào trong buồng tim tạo ra xung điện khi tim hoạt động, những xung điện này đi qua tim theo hệ thống dẫn truyền và được điện tâm đồ ghi lại thành những tín hiệu điện.

Một số bệnh như mắc các bệnh như rối loạn nhịp tim, đau thắt ngực có thể được phát hiện sau khi tiến hành đo trên điện tâm đồ. Do đó, điện tâm đồ đóng vai trò rất quan trọng và thường xuyên được tiến hành trong y tế.

Cơ chế hoạt động điện tâm đồ

3. Hướng dẫn cách đọc điện tim trên điện tâm đồ.

Như những chia sẻ trên giải thích ECG là gì, khi xét nghiệm điện tâm đồ với các biến đổi của dòng điện dẫn truyền của cơ tim, bác sĩ có thể chẩn đoán các bệnh lý như rối loạn nhịp tim và rối loạn dẫn truyền trong tim, thiếu máu cơ tim, tràn dịch màng ngoài tim, tâm phế mạn, dày thành cơ tim, rối loạn các chất điện giải trong máu,… cụ thể cách đọc như sau:

  • Chẩn đoán nhồi máu cơ tim: Cơ tim bị thiếu máu, thiếu dưỡng khí dẫn đến bị tổn thương hay hoại tử, khả năng dẫn truyền điện của cơ tim sẽ thay đổi và được ghi nhận trên điện tâm đồ, đây là một trong các chẩn đoán giá trị nhất của phương pháp cận lâm sàng.
  • Chẩn đoán thiếu máu cơ tim: Cơ tim khi bị thiếu máu sẽ hiển thị hình ảnh sóng T trên điện tâm đồ dẹt, âm.
  • Chẩn đoán và theo dõi rối loạn nhịp tim: Bất thường tại vị trí phát ra nhịp tim và bất thường dẫn truyền một chiều của tim sẽ cho hình ảnh nhịp tim không ổn định trên điện tâm đồ.
  • Chẩn đoán và theo dõi rối loạn dẫn truyền nhịp tim do hệ thống dẫn truyền: Việc tổn thương hay mất mạch lạc dẫn truyền là biểu hiện các bất thường về nhánh điện học của tim trên điện tâm đồ.
  • Chẩn đoán các chứng tim lớn khi cơ tim dày hay dãn: Quá trình khử cực, tái cực của cơ tim sẽ có sự thay đổi, qua đó trên giấy ghi điện tâm đồ – ECG là gì sẽ cho những gợi ý nhất định về tình trạng buồng tim lớn, tuy nhiên giá trị  không chiếm ưu thế trong trường hợp này bởi tiêu chuẩn thay đổi nhiều phụ thuộc vào chủng tộc, nhiều yếu tố khác gây nhiễu và độ nhạy kém, y học cũng có nhiều công cụ chẩn đoán tim to hiệu quả hơn.
  • Chẩn đoán một số thay đổi sinh hóa máu: Điện tim là sự di chuyển của các ion như natri, kali, canxi… Khi có sự thay đổi nồng độ của các chất này, điện tâm đồ sẽ có khả năng thay đổi.
  • Chẩn đoán một số ngộ độc thuốc: Digoxin làm biến đổi đoạn ST của mọi cực, thuốc chống trầm cảm 3 vòng có thể làm dài đoạn QT.

4. Những trường hợp cần sử dụng điện tâm đồ – ECG là gì?

Điện tâm đồ được xem là một trong những xét nghiệm thường quy trong quá trình thực hiện khám và điều trị bệnh. Đối tượng cần chỉ định đo điện tâm đồ gồm có:

  • Người mới nhập viện hoặc có tiền sử nhập viện.
  • Người trên độ tuổi 40.
  • Người có nguy cơ mắc các bệnh lý về tim mạch cao, đặc biệt là liên quan đến mạch vành.
  • Người mắc bệnh đái tháo đường, rối loạn mỡ máu, đái tháo đường.
  • Người có các triệu chứng như loạn nhịp tim, trống ngực, đau thắt ngực.
  • Bệnh nhân xét nghiệm chuẩn bị trước phẫu thuật.
  • Bệnh nhân đang trong quá trình theo dõi điều trị.

Trên đây là một số thông tin về ECG là gìTrung tâm sửa chữa điện lạnh – điện tử Limosa đã tìm hiểu và tổng hợp, hy vọng có thể giúp bạn phần nào trong quá trình nghiên cứu và học tập. Để tham khảo thêm nhiều bài viết khác về chủ đề y học, hãy truy cập vào website của chúng tôi nhé!

Trung tâm sửa chữa Limosa
Đánh Giá
hotline