Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi ông Võ Văn Hiếu – Giám đốc kỹ thuật của Trung tâm sửa chữa điện lạnh – điện tử Limosa. 

Khi xây dựng một công trình, phần móng luôn là phần cơ bản và quan trọng nhất của công trình. Bạn nên biết về những phương pháp ép cọc hiện nay cũng như tính toán số lượng cọc trong móng sao cho tối ưu nhất. Đừng lo, ngay bây giờ Trung tâm sửa chữa điện lạnh – điện tử Limosa sẽ hướng dẫn bạn công thức tính số lượng cọc trong móng đơn giản nhất mà ai cũng có thể áp dụng. 

Trung tâm sửa chữa điện lạnh – điện tử Limosa
Trung tâm sửa chữa điện lạnh – điện tử Limosa

1. Tìm hiểu ép cọc bê tông là gì? 

  • Trong xây dựng phương pháp ép cọc bê tông cho móng là rất phổ biến. Đây là cách giúp tăng khả năng chịu tải cho phần móng khi các cọc bê tông được đóng thẳng xuống sâu vị trí đất nền theo những chỗ đã được đóng dấu trước. Ép cọc sẽ được hỗ trợ bằng những máy móc, thiết bị hiện đại thì sẽ nhanh chóng và thuận tiện hơn. Trong đó, có 3 phương pháp ép cọc bê tông chính được sử dụng rộng rãi ở các công trình:
    • Ép tải: được sử dụng cho những công trình lớn và vừa, có diện tích thi công rộng rãi. 
    • Ép neo: Những công trình nhỏ và vừa có diện tích thi công chật hẹp sẽ có thể sử dụng phương pháp ép cọc này.
    • Ép cọc bằng máy ép robot: Tương tự như ép tải, phương pháp này sẽ được áp dụng cho những công trình quy mô lớn, diện tích thi công rộng rãi, chủ yếu là tòa nhà cao ốc, xí nghiệp, công ty, v..v
Tìm hiểu ép cọc bê tông là gì

2. Tại sao phải ép cọc bê tông?

  • Việc ép cọc bê tông rất quan trọng trong việc hình thành nền móng cho công trình. Các cọc bê tông này sẽ giúp phân bố tải trọng của công trình xuống dưới lớp đất nền bên dưới. Nhờ vậy, công trình của các bạn sẽ chắc chắn và bền lâu hơn. 
  • Nhiều công trình thi công phần móng không đúng kỹ thuật hay cọc bê tông không đảm bảo chất lượng đã khiến cho công trình bị sụt lún, nghiêng lệch, hay nứt sàn, vách và nguy hiểm hơn là sập công trình. Vì vậy, gia chủ cần phải tính toán số lượng cọc trong móng cho kỹ lưỡng và chính xác cùng với việc thi công tỉ mỉ của nhà thầu sẽ là hai yếu tố quyết định nền móng công trình có đạt chuẩn và đảm bảo chất lượng hay không. 

3. Những yếu tố ảnh hưởng đến số lượng ép cọc bê tông 

Khi tính toán số lượng cọc trong móng, có rất nhiều yếu tố chi phối, tác động mà bạn cần biết, đó là: 

  • Diện tích nhà ở: Khi diện tích nhà, công trình càng nhỏ thì số lượng ép cọc sẽ càng ít. Những công trình nhà phố hiện nay có diện tích không lớn và thường được sử dụng những loại cọc nhỏ, có chiều dài không quá 7m với lực tải trọng từ 10 đến 20 tấn và đường kính chỉ 20cm. Với kích thước của những loại cọc này sẽ giúp gia cố sự chắc chắn cho ngôi nhà của bạn, ngoài ra cũng giảm thiểu tác động đến những ngôi nhà xung quanh. 
  • Quy mô công trình: Diện tích là một yếu tố, nhưng quy mô công trình cũng sẽ ảnh hưởng đến số lượng cọc ép. Ví dụ nếu cùng là ngôi nhà phố có diện tích nhỏ, nhưng nếu ngôi nhà nào xây nhiều tầng hơn thì chắc chắn sẽ cần số cọc ép nhiều hơn và độ dài cọc cũng sẽ tỷ lệ với số tầng của công trình. Các công trình có quy mô lớn như vậy khi sử dụng số lượng cọc nhiều sẽ giúp chịu tác động từ kiến trúc tầng bên trên tốt hơn, tránh bị sụt lún đất trong quá trình sử dụng. 
  • Tính chất nền móng: Nền đất có đặc tính như thế nào bạn cũng cần phải chú ý trước khi thi công ép cọc. Bạn phải tính toán, khảo sát thực địa, để đưa ra những con số cọc phù hợp. Cụ thể nếu nền đất khu vực thi công cứng thì sử dụng ít cọc và nên chọn cọc không được quá dài. Còn nền đất yếu thì phải sử dụng nhiều hơn số lượng cọc và cọc dài hơn. 

4. Công thức tính số lượng cọc trong móng đơn giản nhất

  • Để biết được số lượng cọc cần ép, chúng tôi có công thức tính số lượng cọc trong móng mà bạn có thể sử dụng: 

Tải trọng tường, tải trọng động, tải trọng sàn do quá trình sử dụng tổng cộng bằng 1,2 đến 1,5 tấn/m2 x hệ số moment 1.2 x diện chịu tải của cột  x số tầng.

  • Những ngôi nhà phố hiện nay thường sử dụng những loại cọc 200×200 hay cọc 250×250 và sẽ được ép xuống nền đất bằng máy neo thủy lực có lực ép trung bình khoảng từ 40 – 50 tấn. Dựa trên công thức trên ta có thể có một ví dụ để tính được số lượng cọc bê tông cần sử dụng nếu có sức chịu tải 20 tấn/đầu cọc, cho cột có diện chịu tải 5×4 (20m2) cho ngôi nhà 5 tầng như sau: 1.2 x 1.2 x 20 x 5 =144 tấn/20 = 7.2. Vậy số lượng cọc ép phải dùng là 8 cọc.
Công thức tính số lượng cọc trong móng đơn giản nhất

Bạn đã biết được công thức tính số lượng cọc trong móng qua những chia sẻ trên đây của chúng tôi. Bạn hãy thử tính toán số lượng cọc cho ngôi nhà của mình hay bất cứ công trình nào đang định thi công để xem số lượng cọc cần dùng chính xác. Nếu bạn gặp khó khăn gì, hãy liên hệ Trung tâm sửa chữa điện lạnh – điện tử Limosa qua số HOTLINE 1900 2276.

Trung tâm sửa chữa Limosa
Trung tâm sửa chữa Limosa
Đánh Giá
hotline