Chi phí bảo trì là một trong những khoản chi phí bắt buộc của mỗi doanh nghiệp phải trả đặc biệt là những đơn vị có thật nhiều hệ thống máy móc và phân xưởng. Bài viết hôm nay Trung tâm sửa chữa điện lạnh – điện tử Limosa sẽ giúp bạn tìm hiểu rõ hơn về chi phí bảo trì, khái niệm chi phí bảo trì cũng như cách tính chi phí bảo trì thiết bị

1.Bảo Trì – “Xương sống” Của Mọi Doanh Nghiệp

Bảo trì có thể coi là một trong những xương sống quan trọng của rất nhiều doanh nghiệp trong tất cả các lĩnh vực từ sản xuất đến chế biến, xây dựng cho đến y tế. Nếu như mọi máy móc trong một doanh nghiệp ngừng hoạt động thì bạn không thể nào tiếp tục quá trình sản xuất hay gây ra hàng loạt những hệ lụy như: quá trình sản xuất bị chậm tiến độ, lãng phí rất nhiều tiền của thời gian và nhân lực, ngừng chuyển giao sản phẩm và giảm uy tín với khách hàng. 

Trên thực tế hiện nay có rất nhiều doanh nghiệp gần như ứng dụng phương pháp bảo trì khắc phục cho mọi thiết bị máy móc do mình sở hữu tức là để chạy cho đến khi nào hỏng mới bắt đầu tiến hành sửa chữa. Chiến lược bảo trì này mặc dù sẽ phù hợp với một số đặc điểm hoạt động của các máy móc nhưng thực tế nếu áp dụng đồng thời thì có thể gây rất nhiều hệ lụy. 

Bảo Trì – “Xương sống” Của Mọi Doanh Nghiệp

2.Chi Phí Bảo Trì Bao Gồm Những Phần Nào? 

Về chi phí trong hoạt động bảo trì, cơ bản doanh nghiệp có thể chia thành 2 phần: chi phí bảo trì trực tiếp và bảo trì gián tiếp. 

2.1.Chi Phí Bảo Trì Trực Tiếp 

Bảo trì trực tiếp được ví như một phần nổi của tảng băng đó là phần kinh phí sẽ được trả trực tiếp cho tất cả các hoạt động liên quan đến việc bảo trì của một doanh nghiệp nào đó: 

  • Chi phí cho đào tạo và huấn luyện về bảo dưỡng
  • Tiền lương và tiền thưởng cho người bảo trì
  • Chi phí cho phụ tùng thay thế
  • Chi phí vật tư
  • Chi phí cho hợp đồng bảo thuê ngoài
  • Chi phí quản lý bảo
  • Chi phí cho sửa đổi, cải tiến

2.2.Chi Phí Bảo Trì Gián Tiếp 

Chi phí bảo trì gián tiếp là tất cả các khoản tiền nằm dưới tảng băng. Đây đều gọi là chi phí bảo trì gián tiếp đó là những khoản chi phí mà doanh nghiệp phải tốn cho các tổn thất khi thiết bị của doanh nghiệp đó gặp hư hỏng hoặc một số sự cố nghiêm trọng: 

  • Thiệt hại về năng suất 
  • Thiệt hại về chất lượng và độ an toàn
  • Thiệt hại về ảnh hưởng tới môi trường 
  • Thiệt hại về nguyên vật liệu cũng như năng lượng 
  • Thiệt hại về tuổi thọ của máy móc tài sản 
  • Thiệt hại liên quan tới thị trường và độ tin cậy khách hàng 
  • Ảnh hưởng đến vốn đầu tư và khả năng xoay vòng vốn 
  • Thiệt hại về doanh thu và lợi nhuận 

Đối với nguồn chi phí bảo trì gián tiếp ở trước nhiều quốc gia sẽ thường rơi vào khoảng 4% so với tổng giá trị thiết bị. Như vậy chúng ta có thể thấy cơ bản của một kế hoạch bảo trì của doanh nghiệp là phải đạt được mục tiêu đầu tư sao cho tổng chi phí bảo trì đó là nhỏ nhất dù trên hay dưới tảng băng này. 

2.3.Chi phí ngừng máy 

Ngoài chi phí bảo trì mà Trung tâm sửa chữa Limosa đã cung cấp thì doanh nghiệp thông thường còn phải chịu một khoản chi phí bảo trì khác đó là chi phí ngừng máy. Có nhiều doanh nghiệp quan tâm tới khoản chi phí này nhưng trên thực tế thì thời gian máy móc và dây chuyền ngừng hoạt động lại gây ra một thiệt hại rất lớn nếu không phải là doanh nghiệp chủ động ngừng máy mà là do sự cố ngoài ý muốn hoặc là những ảnh hưởng khác từ bên ngoài thì thật sự sẽ không nghĩ đến hậu quả mà chúng mang lại. 

Chúng ta có thể cùng nhau rút ra một nhận xét như sau: Nếu đầu tư đúng mức để có thể làm tốt công tác bảo trì thì doanh nghiệp có thể tối ưu hóa được một khoản chi phí khổng lồ cho mỗi năm hoạt động mà cố gắng cải tiến của doanh nghiệp đó. Để hoàn thiện những chiến lược hay giải pháp hoặc phương án kỹ thuật đều nhằm mục đích phải trả chi phí bảo trì là thấp nhất. 

Chi Phí Bảo Trì Bao Gồm Những Phần Nào

3.Phương Pháp Tối Ưu Hoá Chi Phí Bảo Trì Hiện Nay 

Đối với các doanh nghiệp đang hoạt động trên thị trường hiện nay thì công tác kế hoạch hóa chi phí bảo trì nhằm gia tăng được chỉ số khả năng sẵn sàng và giảm chi phí bảo trì trực tiếp. Đồng thời phương pháp giúp giảm áp lực công việc đối với một bộ phận bảo trì, nâng cao chất lượng công việc của toàn bộ nhân lực. 

Để có thể lập kế hoạch tối ưu hoá chi phí bảo trì, doanh nghiệp cần: 

  • Việc làm đầu tiên cũng làm việc làm quan trọng nhất đó là doanh nghiệp cần phải xác định được đúng tình trạng thiết bị nhằm phát hiện sớm những hư hỏng đang phát triển nhưng chưa ảnh hưởng quá nghiêm trọng đến quá trình vận hành để đưa ra phương án khắc phục kịp thời. 
  • Thứ hai cần hoạch định những công việc bảo trì dự kiến thực hiện trước khi ngừng máy móc. 
  • Xác định các công việc không kế hoạch được chuyển thành công việc có kế hoạch
  • Xây dựng kế hoạch bảo trì phòng ngừa

Xây dựng một kế hoạch bảo trì phòng ngừa có hiệu quả sẽ làm giảm nhẹ công việc bảo trì, giảm được tần suất hư hỏng cũng như sự cố mà thiết bị đang gặp phải. Nhờ vậy làm giảm thời gian ngừng máy và gia tăng sản lượng sản xuất khiến cho doanh nghiệp có thêm nhiều lợi nhuận hơn. 

Trên đây là tất cả những thông tin liên quan đến chi phí bảo trì cách tính chi phí bảo trì thiết bị và phương pháp tối ưu mà doanh nghiệp cần biết để có thể hoạch định cho mình một kế hoạch xây dựng bảo trì hợp lý. Cảm ơn bạn đã đón đọc bài viết của Trung tâm sửa chữa điện lạnh – điện tử Limosa

Đánh Giá
hotline