Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi ông Võ Văn Hiếu – Giám đốc kỹ thuật của Trung tâm sửa chữa điện lạnh – điện tử Limosa.
Bạn đang quan tâm “Bê tông cốt thép là gì”, thành phần cấu tạo cũng như các đặc tính nổi bật của loại vật liệu này. Mời bạn cùng tìm hiểu với Trung tâm sửa chữa điện lạnh – điện tử Limosa để hiểu hơn về loại kết cấu bê tông khá phổ biến trong ngành xây dựng hiện nay.

MỤC LỤC
1. Kết cấu bê tông cốt thép là gì?
Bê tông được làm bằng các loại vật liệu thường dùng trong xây dựng như như xi măng, cát, đá, nước và các vật liệu phụ gia. Chúng được hòa trộn lại với nhau theo một tỷ lệ nhất định. Sau khi hóa rắn, thì hỗn hợp này cứng như đá và có khả năng nén tốt, đồng thời cũng có khả năng chịu kéo kém và dễ bị vỡ do lực áp.
Để giải quyết vấn đề chịu kéo kém và dễ vỡ như trên cũng như và phát huy đầy đủ khả năng nén của bê tông, một số thanh thép sẽ được cho thêm vào ở bên trong khu vực kéo bê tông hoặc là các bộ phận tương ứng. Cả hai loại vật liệu này sẽ được liên kết lại với nhau để có thể chịu được các lực lớn từ bên ngoài.
Và đây cũng chính là khái niệm về loại kết cấu của bê tông cốt thép. Qua những hình dung ở trên có phải bạn đã phần nào mường tượng được cho thắc mắc bê tông cốt thép là gì rồi phải không?
Và đây là bốn cách để đạt được khả năng liên kết của kết cấu bê tông cốt thép:
- Lực để hấp phụ hóa học ở phía trên bề mặt tiếp xúc giữa thanh thép với bê tông còn được gọi là lực xi măng.
- Bê tông khi bị co lại thì thanh thép sẽ được kẹp chặt hơn để có thể tạo ra ma sát.
- Sự tắc cơ học giữa bề mặt không bằng phẳng của thanh thép cùng với bê tông thì cũng được gọi là lực khớp.
- Thêm móc, uốn cong, hoặc là hàn các thanh cốt thép ngắn và các góc tại khu vực neo để có thể cung cấp khả năng neo.

2. Các thành phần của kết cấu bê tông cốt thép
Bên cạnh thắc mắc bê tông cốt thép là gì thì có thể bạn cũng quan tâm đến thành phần của loại kết cấu này.
Như tên gọi cũng như sơ lược ở trên thì vật liệu này có hai phần chính là bê tông và thép. Khi tiến hành kết hợp hai thành phần này, ta sẽ có được một kết cấu chịu lực vô cùng tốt. Nhờ đó mà công trình xây dựng càng trở nên kiên cố, vững chắc hơn.

3. Đặc tính của bê tông cốt thép
Vật liệu này được ứng dụng rộng rãi trong xây dựng bởi vì các đặc tính quan trọng sau:
- Thép đóng vai trò chính là chịu ứng suất kéo.
- Bê tông giữ nhiệm vụ chủ yếu sẽ chịu ứng suất nén.
- Thêm vào đó, thì 2 loại bê tông và cốt thép đều có hệ số giãn nở nhiệt gần như là tương đồng với nhau. Chính vì thế mà kết cấu này sẽ hạn chế tối đa được hao mòn từ môi trường, thời tiết hay là nhiệt độ.
4. Ưu điểm và nhược điểm của bê tông cốt thép
Cũng giống như tất cả những loại vật liệu khác, tuy có nhiều đặc tính ưu việt là vậy nhưng bê tông và cốt thép vẫn có ưu và nhược điểm riêng của mình.
4.1 Ưu điểm của bê tông cốt thép
Bê tông cốt thép có những ưu điểm rất lớn mà nhiều người công nhận, đó chính là loại vật liệu này với độ bền cực kỳ cao. Đây cũng là một trong các ưu điểm nổi bật nhất của loại kết cấu xây dựng này. Ngoài ra còn có rất nhiều ưu điểm khác nữa mà bạn sẽ biết ngay sau đây:
- Dễ dàng thi công
Ở trạng thái ban đầu thì bê tông được biết đến là hỗn hợp giữa xi măng, nước và cát. Chính vì thế mà nó sẽ tạo thành một hỗn hợp dạng lỏng. Nhờ đó mà bạn có thể đúc được khối bê tông này thành bất cứ kích thước hay hình dạng nào.
Cũng bởi vì vậy mà việc thi công bê tông lõi thép cũng được đánh giá là khá dễ dàng. Khi bạn cần bảo trì thì chi phí để dành cho loại vật liệu này cũng sẽ tương đối thấp. Vì vậy mà các công trình ứng dụng những loại đá nhân tạo này vào thi công rất nhiều.
- Độ chống chịu cực kỳ tốt cũng như chịu nhiệt cao
Vì có độ chống chịu tốt cùng với đó là khả năng chịu nhiệt cao. Chính vì thế mà bê tông có cốt thép ở bên trong thường xuyên được ứng dụng trong việc làm móng, trụ, đập, …
- Độ bền cao
Ở thời điểm ban đầu thì loại bê tông này sẽ có dạng lỏng. Nhưng khi đã được đúc vào khuôn cố định trong thời gian ngắn, nó đã chuyển thành một khối trụ cứng chắc nhất.
Nhờ có được ưu điểm về độ bền bỉ rất cao nên các công trình được xây dựng bằng sự kết hợp giữ bê tông và cốt thép thì có thể tồn tại lên đến hàng thế kỷ.
- Độ chống cháy tốt nhiều giờ:
Chính bởi vì có khả năng chịu được nhiệt độ cao nên loại vật liệu này hoàn toàn có khả năng chống cháy trong nhiều giờ. Lẽ dĩ nhiên là khả năng chống cháy này cũng chỉ ở một mức độ nhất định mà thôi. Khả năng chống cháy sẽ được tăng lên khi mà độ dày của bê tông được tăng lên.
4.2 Hạn chế của bê tông cốt thép
Ngoài những ưu điểm kể trên thì khi lựa chọn thi công bằng loại kết cấu bê tông và cốt thép này, bạn cũng cần nên chú ý các hạn chế sau:
- Tuy có thể chịu được cả lực nén và lực kéo. Thế nhưng khả năng chịu lực kéo của bê tông lõi thép chỉ bằng 1/10 lực nén.
- Mặc dù vật liệu bê tông, thép cho chi phí thấp, thế nhưng chi phí cho các công cụ để đúc bê tông và cốt thép lại tương đối cao.
- Vật liệu này cũng sẽ xảy ra tình trạng co ngót. Chính vì thế mà có khả năng sẽ xuất hiện các vết nứt ở bên trong công trình xây dựng. Về lâu dài thì đây cũng chính là nhược điểm có thể làm giảm đi độ chịu lực của loại đá nhân tạo này.
Trên đây là những chia sẻ về bê tông cốt thép là gì, cùng với đó là các thông tin đầy đủ về thành phần cũng như đặc tính nổi bật, ưu điểm và hạn chế của loại vật liệu xây dựng này. Bên cạnh thắc mắc này, nếu bạn còn vấn đề khác cần Trung tâm sửa chữa điện lạnh – điện tử Limosa hỗ trợ, mời bạn đến số HOTLINE 1900 2276.
