Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi ông Võ Văn Hiếu – Giám đốc kỹ thuật của Trung tâm sửa chữa điện lạnh – điện tử Limosa.
Hiện nay, ở trên thị trường có rất nhiều loại bê tông được chế tác nhằm phục vụ xây dựng. Bê tông chịu nhiệt là một loại vật liệu khá phổ biến trong ngành xây dựng hiện nay. Cụ thể, bê tông chịu nhiệt là gì, mời bạn cùng tìm hiểu qua bài viết bên dưới đây.

MỤC LỤC
1. Bê tông chịu nhiệt là gì?
Bê tông chịu nhiệt là sản phẩm được chế tác nhằm phục vụ trong ngành xây dựng với khả năng chịu nhiệt lên đến 1500 độ C. Bê tông chịu nhiệt được làm từ xi măng sạch. Và xi măng này có nồng độ Al2O3 cao hơn so với mức bình thường. Ngoài ra bê tông chịu nhiệt còn được bổ sung thêm các chất phụ gia khác để có thể làm tăng độ bền cho bê tông.
Bê tông chịu nhiệt được chế tạo từ chất kết dính với cốt liệu chịu nhiệt. Loại này có thể chịu được tác động của nhiệt độ cao trong thời gian đã định.

2. Các tính năng nổi bật của bê tông chịu nhiệt là gì?
Các loại bê tông chịu nhiệt được xác định bởi một giới hạn cường độ chịu nén. Giới hạn này được tính theo các mẫu lập phương 10 x 10 x 10 cm, nhân với hệ số 0,85. Các mẫu nén này sau khi được cứng rắn trong khoảng thời gian là 7 ngày với bê tông sử dụng xi măng pooclăng và 3 ngày đối với bê tông xi măng alumin và thủy tinh lỏng.
Các mẫu bê tông xi măng pooclăng và xi măng alumin sẽ được bảo dưỡng ở điều kiện ẩm. Trong khi đó thì các mẫu dùng thủy tinh lỏng cần điều kiện không khí nhiệt độ là 18 ± 30C.
Trước khi nén mẫu thì cần phải tiến hành sấy khô ở nhiệt độ 100 ÷ 1100C trong 32 giờ. Sau đó quá trình làm nguội bắt đầu. Bê tông chịu nhiệt giới hạn trên 6000C và được thí nghiệm sau đốt nóng đến 8000C.
Nhiệt độ phục vụ giới hạn là 600 và 7000C đối với các mẫu đốt nóng đến đúng nhiệt độ đó. Tốc độ đốt là 150÷ 2000C/giờ, thời gian giữ mẫu nhiệt độ 8000C là 4 giờ.
Sau đó thì các mẫu được làm nguội ở bên trong lò cho đến nhiệt độ trong phòng. Sau khi làm nguội mẫu thì được bảo quản trong vòng 7 ngày trên thùng có nước và đem đi nén.

3. Thành phần trong bê tông chịu nhiệt là gì
Bê tông chịu nhiệt hay là bê tông chịu lửa sẽ tính năng cao hơn các loại bê tông thông thường. Ngoài ra, vật liệu này còn có khả năng chịu được tác động lớn bên ngoài và ở trong cường độ làm việc cao. Thành phần của bê tông chịu nhiệt cụ thể là:
- Xi măng cao làm sạch với tốc độ cao có hàm lượng lớn Al2O3. Đồng thời giảm lượng CaO xuống còn 17-19%. Hàm lượng này thấp hơn nhiều so với xi măng thường có tới 27-30%.
- Bê tông chịu nhiệt độ tinh khiết cao Al2O3. Sử dụng loại ô xít nhôm điện chảy hay ô xít nhôm giàu spinel, ô xít nhôm chịu nhiệt.
- Thành phần Al2O3 hoạt tính với nhiều hình dạng khác nhau. Chúng có khả năng làm tăng kết dính, và đồng thời cũng làm giảm lượng nước trộn vào bê tông. Từ đó vật liệu này cũng giúp tăng độ bền, chịu nhiệt, lực cao.
- Chất phụ gia phân tán. Các chất này sẽ giảm lượng nước khi trộn bê tông. Tác dụng của nó là tạo tính chịu nhiệt cao chịu hóa tốt hơn.
4. Đặc điểm của bê tông chịu nhiệt
Bê tông chịu nhiệt có nhiều đặc điểm ưu việt nên được ứng dụng rộng rãi trong xây dựng. Ngoài tính chống ăn mòn cao thì nó còn có khả năng ngăn chặn chất ở nhiệt độ cao. Từ đó giúp hạn chế xảy ra hao hụt vật liệu, hay tốn kém chi phí phát sinh.
Vì khả năng chịu nhiệt cũng như chống được lửa cao nên loại bê tông này có thể giúp giảm thiểu rủi ro, thất thoát do các sự cố về hỏa hoạn gây ra.
Một vài ưu điểm cũng như hạn chế của bê tông chịu nhiệt như sau:
- Ưu điểm của bê tông chịu nhiệt:
- Chịu được lửa ở nền nhiệt độ cao so với các loại bê tông thông thường khác.
- Có độ bền và khả năng chịu đựng ăn mòn cao.
- Do không cần phải nung nên không cần thiết bị để có thể tạo hình cũng như lò nung và loại vật liệu này.
- Nhiệt độ sử dụng cho bê tông chịu lửa thì khá rộng từ nhiệt độ 1000oC đến khoảng 1700oC.
- Hạn chế của bê tông chịu nhiệt: Bên cạnh các ưu điểm vượt trội như đã kể trên thì bê tông chịu nhiệt có những mặt hạn chế như sau:
Độ xốp cao nên sẽ không tiếp xúc được với môi trường lỏng nóng chảy. Độ bền sốc nhiệt cao hơn nhiều so với các loại bê tông thông thường khác nhưng vẫn thấp hơn so với gạch chịu lửa nung.
5. Tính ứng dụng của bê tông chịu nhiệt
Bê tông chịu nhiệt được chế tạo từ chất kết dính và cốt liệu chịu nhiệt nên có khả năng bảo tồn các tính chất cơ – lý của mình.
Nhờ vào tính năng có thể giúp ngăn chặn các chất có nhiệt độ cao cũng như không gây hao hụt nguyên liệu mà bê tông chịu nhiệt được sử dụng khá rộng rãi ngày nay. Chúng ra đời giúp khắc phục yếu điểm của các loại bê tông thông thường, giúp đem lại sản phẩm đạt chuẩn và khi đến tay người tiêu dùng thì có khả năng chống chịu nhiệt độ cao.
Hiện nay các công trình xây dựng dân dụng mà có các hạng mục đòi hỏi về khả năng chịu nhiệt cao thì sẽ sử dụng bê tông chịu nhiệt. Ví dụ như: Làm lớp lót lò luyện, hay các lò phản ứng nhiệt hoặc lò có chứa các sản phẩm phản ứng nhiệt độ cao.
Trên đây là những chia sẻ về bê tông chịu nhiệt là gì, cùng với đó là các thông tin đầy đủ về đặc tính, thành phần và tính ứng dụng của loại vật liệu xây dựng phổ biến này. Ngoài ra, nếu bạn còn vấn đề khác cần Trung tâm sửa chữa điện lạnh – điện tử Limosa hỗ trợ, mời bạn đến số HOTLINE 1900 2276.
